Người ta thường đánh đồng giữa hai trạng thái suy thoái và chững lại. Thế nhưng, với nhiều trường hợp, suy thoái sẽ được hiểu là bất kỳ trạng thái nào khác trừ sự chững lại bởi nó không hề dẫn đến bất kỳ sự ngưng trệ nào.
Cụ thể, đừng tưởng rằng giai đoạn phồn thịnh và phát triển mới dẫn đến sự biến chuyển trong mọi lĩnh vực; trái lại, suy thoái mới là giai đoạn tạo nên nhiều thay đổi to lớn hơn cả.
Để minh chứng cho điều chúng tôi vừa đưa ra, hãy cùng nhìn lại những ngày tháng định mệnh cuối tháng 09/2008 khi mà toàn bộ giới ngân hàng đầu tư đã phải sững sờ trước những diễn biến nhanh tới độ choáng váng.
Tương tự, mới tháng trước thôi, chúng ta chẳng phải đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về sự sụp đổ nhanh chóng của General Motors - đế chế một thời của ngành sản xuất ôtô nước Mỹ - để rồi lại hồi sinh dưới “hình hài” mới chỉ trong nháy mắt.
Sự thay đổi trong thị phần của 8 công ty hàng đầu của Mỹ. |
Sự biến chuyển này đến với mọi lĩnh vực. Chẳng hạn, trong năm nay, các đại gia ngành dược cũng đã tiến hành những thương vụ sáp nhập khổng lồ. Trong ngành công nghệ thông tin, Cisco công khai tăng vốn để chớp lấy các thương vụ mua lại có giá trong suốt giai đoạn suy thoái.
Phần thưởng dành cho những nỗ lực này quả không nhỏ chút nào. Các quỹ đầu tư tư nhân đã thu về khoản doanh lợi từ các thương vụ mua lại cao hơn tất thảy mức trung bình những năm 1990 hay thời hoàng kim trong những năm đầu của thế kỷ 21 lẫn mức đỉnh điểm của từng năm giữa hai giai đoạn này.
Trong suốt thời kỳ khủng hoảng, nếu các công ty quá cẩn trọng đến độ chỉ biết gia cố con thuyền trước sóng gió và vun vén cho những gì đang có thì họ sẽ để mất nhiều thứ bởi nguyên tắc căn bản ở đây chính là những sóng gió hiện tại sẽ chuyển đổi mọi lĩnh vực sang một trạng thái hoàn toàn khác. Mọi luật lệ, trật tự thay đổi từng ngày và chỉ những người nhạy cảm trước sự thay đổi của thời đại mới kịp chớp lấy cơ hội, từ đó tạo dựng lợi thế cho tổ chức của mình.
Hơn 1/3 số công ty hiện đang đứng đầu ở các lĩnh vực cụ thể đều là những đơn vị biết chớp lấy thời khắc đáng giá trong cuộc suy thoái lần trước để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình. Sau nhiều năm, nền kinh tế lại rơi vào khủng hoảng theo đúng chu kỳ vận động của nó và những người đi tiên phong trong ngành dược phẩm và công nghệ thông tin, với hàng loạt thương vụ mua lại vừa qua, đã sớm cho thế giới thấy rằng họ sẽ không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một để vươn lên.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng chính sóng gió của giai đoạn suy thoái đã càng làm rõ và nới rộng thêm khoảng cách giữa những đối thủ mạnh - yếu trên trường đua. Những ai biết chế ngự khủng hoảng sẽ càng có nhiều cơ hội để định hình lại môi trường cạnh tranh của mình. Mỗi lĩnh vực sẽ được tái định hình theo một cách thức riêng.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực đồ điện tử gia dụng, chúng ta sẽ chứng kiến những công ty quy mô nhỏ tận dụng mô hình kinh doanh mạng lưới làm đối trọng với các chuỗi giá trị và cạnh tranh ngang ngửa với các người khổng lồ trong ngành. Trong lĩnh vực sản xuất ôtô, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng hợp nhất để củng cố vị thế.
Trước khi kết thúc, xin nhắc nhở rằng cuộc khủng hoảng vẫn đang diễn ra sẽ chẳng trừ một ngành cụ thể nào cả. Vì vậy, một mặt, các nhà quản lý phải luôn trong tư thế sẵn sàng ráo riết săn tìm và đón lấy gần như ngay tức thì các cơ hội hé mở từ sự suy thoái đặc biệt từ các hoạt động sáp nhập và mua lại. Mặt khác, họ cũng cần tính xem về lâu dài, mình có thể định hình sự vận động của cơ cấu ngành ra sao.
* Nhận định: Xu thế này đang phát triển ngày càng mạnh mẽ.
(Theo Như Nguyệt//Eric Beinhocker và Elizabeth Stephenson//TuanVN)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com