CHƯƠNG VIII: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ÐỘNG MARKETING QUỐC TẾ
(Organization of International Marketing Activites)
I. YÊU CẦU
Trong giai đoạn đầu của hoạt động marketing quốc tế, doanh nghiệp xuất khẩu có thể đơn giản chỉ việc sử dụng các nhà trung gian hoặc thiết lập một bộ phận xuất khẩu nhỏ để điều hành việc xuất khẩu các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa. Khi các hoạt động xuất khẩu phát triển, sự cạnh tranh quốc tế gia tăng, bộ máy xuất khẩu phải được tổ chức chuyên sâu hơn để đáp ứng một cách đầy đủ cho những yêu cầu của khách hàng nước ngoài... cũng có sự quan tâm về phối trí và kiểm tra các hoạt động thị trường nước ngoài. Những kỹ năng và sự nhạy cảm mới trong quản lý được đặt ra.
Những sự thay đổi trong vị trí của các chức năng then chốt và trong cách ra quyết định được theo đuổi để đáp ứng một cách đồng bộ đối với những nhu cầu của địa phương đối với việc điều hành một cách thống nhất và tập trung. Các quyết định phải được đưa ra dù là đối với tổ chức chủ yếu dựa vào chức năng, sản phẩm, địa lý hay ngay cả nhóm khách hàng.
Mục tiêu việc tổ chức các hoạt động marketing quốc tế là trách nhiệm của các nhà quản trị cao cấp phải đối phó trong việc triển khai bộ máy tổ chức phù hợp với những nhu cầu và cơ hội của mình. Những mối đe dọa và cơ hội đặt ra đối với tổ chức cũng phải thay đổi theo để duy trì sự cạnh tranh của công ty.
Các sự xem xét chủ yếu về sự tồn tại của tổ chức quốc tế:
Không có một bộ máy tổ chức hoàn hảo riêng lẻ cho marketing quốc tế. Sự đa dạng về địa lý tạo ra sự mở rộng chiến lược quốc tế. Hiệu quả của các hoạt động ở nhiều khu vực và quốc gia khác nhau đóng một vai trò quan trọng và chủ yếu của tổ chức.
Ở mức độ căn bản nhất, việc thiết kế bộ máy tổ chức marketing quốc tế có liên quan đến ba vấn đề:
- Xác định các đơn vị tổ chức phụ thuộc dựa trên cơ sở chức năng và phạm vi
hoạt động.
- Chọn lựa tập trung hay phân cấp các chức năng và nhiệm vụ cá nhân.
- Phân công hệ thống kiểm tra và báo cáo.
Kết quả của các vấn để này mang tính quyết định một cách tổng quát về bộ máy tổ chức.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC (Organizational structures)
1. Phòng xuất khẩu theo chức năng (Functional export department)
Ðối với các nhà sản xuất mới có hoạt động xuất khẩu thì nên tuyển dụng một cán bộ chuyên trách làm công tác xuất khẩu, cán bộ này chịu trách nhiệm trước quản trị viên marketing nội địa.
Khi hoạt động xuất khẩu phát triển thêm nhiều khách hàng và lúc đó sẽ thành lập một phòng xuất khẩu riêng.
Bộ máy này phù hợp với các xí nghiệp vừa và nhỏ hoặc ngay cả các công ty lớn chuyên sản xuất các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa ở giai đoạn đầu trong hoạt động xuất khẩu. Các công ty lớn này thường là các công ty thuộc ngành công nghiệp khai thác như hầm mỏ, dầu khí ...
2. Phòng giao dịch quốc tế: (International division)
Áp dụng cho những công ty có nhiều sản phẩm và đang chiếm thị phần lớn tại thị trường nội địa, mới bắt đầu hoạt động xuất khẩu. VD: Xí nghiệp điện tử.
Trong trường hợp này trưởng phòng giao dịch quốc tế thường phải là phó tổng giám đốc, chịu trách nhiệm mọi hoạt động của mình trước tổng giám đốc điều hành của công ty.
3. Cơ cấu tổ chức dựa trên sản phẩm:
(Organization structure based on product)
Ðối với công ty có nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau nên được tổ chức bộ máy marketing quốc tế dựa trên sản phẩm. Mô hình này xem sản phẩm là trung tâm của hoạt động marketing quốc tế.
4. Cơ cấu tổ chức dựa trên vùng địa lý:
(Organization structure based on geographic area)
Mô hình này phù hợp cho các công ty đa quốc gia có tầm hoạt động rộng khắp thế giới, đang ở thời kỳ trưởng thành và có các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn hóa. Tầm hoạt động của các công ty này được chia ra như sau: thế giới được chia ra thành từng vùng, vùng được chia ra làm nhiều khu vực, mỗi khu vực được chia ra thành từng nước hoặc nhiều nước.
( Sưu tầm trên Internet)
Bài thuộc chuyên đề: Marketing xuất khẩu
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com