Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm thiểu bất lợi khi mở rộng thị trường


Ngày 7/6, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với hãng luật quốc tế Ngo, Miguérès & Associés đã tổ chức hội thảo “Việt Nam và WTO - kinh nghiệm chinh phục thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam”.

 

Theo ông Emmanuel Moulin, luật sư điều hành của hãng luật Ngo, Miguérès & Associés, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải hiện nay là những vấn đề đặt ra khi chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền công nghiệp hiện đại. Điều quan trọng, theo ông Emmanuel Moulin là Việt Nam cần dựa trên lực lượng lao động trẻ, thông minh và nhanh nhạy để tiến lên.

Đề cập đến những vấn đề pháp lý doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải khi gia nhập WTO, ông Emmanuel Moulin cho rằng, ở góc độ kinh tế vĩ mô, là vấn đề chống bán phá giá và khả năng thích nghi với thị trường quốc tế.

Về cấp độ vi mô, đó là việc các doanh nghiệp Việt Nam tìm được thị trường và đối tác phù hợp. Ông đặc biệt lưu ý không nên đánh đồng vấn đề của doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số. Vì vậy, để vượt qua những khó khăn đó, theo ông Emmanuel Moulin, các doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng tiếp cận và tiếp nhận thông tin, cử người ra nước ngoài học hỏi để thu nhận kiến thức.

“Các thông tin hiện nay rất nhiều nhưng làm thế nào để đối phó và quản lý được rủi ro nhất là rủi ro về tài chính khi làm ăn kinh doanh với nước ngoài”, ông nói.

Một trong những tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là thiếu kinh nghiệm trên thị trường quốc tế. Ông Emmanuel Moulin cho rằng: “Đấy không phải là điểm yếu vì có những doanh nghiệp Việt Nam đã bứt lên rất mạnh như Vietnam Airlines, một số công ty trong ngành Bưu chính viễn thông...”.

Theo kinh nghiệm của Luật sư Emmanuel Moulin, sau nhiều năm tư vấn cho các doanh nghiệp tại Mỹ và châu Âu, khi muốn thâm nhập thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cần được tư vấn về tài chính và pháp luật và sử dụng tất cả những phương thức của nền công nghệ hiện đại đem lại.

Một trong những điều quan trọng cần lưu ý là phải đào tạo nguồn nhân lực trẻ. Ông đặc biệt nhấn mạnh, trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ môi trường kinh doanh, đặc biệt là các quy định của nước sở tại, cũng như sự cần thiết phải có những người bạn đồng hành trong công cuộc chinh phục thị trường thế giới thông qua sự trợ giúp của các nhà tư vấn và luật sư tại các thị trường mục tiêu.

Trong bất cứ hệ thống tố tụng nào, thông thường bên thua kiện phải trả tiền. Tuy nhiên luật pháp ở mỗi nước lại có những đặc thù riêng. Nếu ở Mỹ chi phí theo đuổi vụ kiện có thể bù đắp được trong trường hợp thắng kiện. Nhưng theo trình tự thủ tục tại Pháp, thẩm phán sẽ có thể yêu cầu mức bồi thường nhỏ hơn.

Đáng chú ý hơn, trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn tại Pháp, ngay cả trường hợp ghi rõ trong hợp đồng trong trường hợp xảy ra tranh chấp và đưa ra xét xử bên thua không phải trả bồi hoàn thì luật của Pháp vẫn quy định bên thua vẫn trả tiền.

 

nhaquanly

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • Mắt xích giữa bán hàng và quảng cáo
  • Tại sao quảng cáo lại thất bại?
  • Thu lợi nhuận từ sự gia tăng nhanh của các thách thức
  • Vì sao doanh nghiệp Việt "quay lưng" với nghiên cứu thị trường ?
  • 5 từ ngữ “tối kỵ” trong quảng cáo
  • Bất ngờ từ quảng cáo gây sốc
  • Sáu sách lược marketing đáng giá
  • Suy thoái, vẫn tăng quảng cáo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com