Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mạng xã hội đang thay đổi báo chí thế nào?

Thông tin của truyền thông xã hội không phải là báo chí song báo chí không thể phớt lờ quyền lực của truyền thông xã hội đang ngày càng lớn.

Mạng xã hội đang thay đổi báo chí thế nào?
Nguồn: Blackglass

Hội nghị Truyền thông xã hội của Đại học Oxford (Anh) vừa diễn ra tại Anh tập trung vào tác động của truyền thông xã hội. Điểm đặc biệt thú vị là các tuyên bố ở nhóm thảo luận “Tin giờ chót: các mối quan hệ đang thay đổi giữa blog và truyền thông chính thống”.

Richard Sambrook, Giám đốc Bộ phận tin tức toàn cầu của Tổ hợp truyền thông Anh BBC nói tác động của truyền thông xã hội đang được đánh giá quá cao trong ngắn hạn và bị đánh giá quá thấp trong dài hạn. Ông thừa nhận truyền thông chính thống đang học theo truyền thông xã hội đặc biệt với viết blog (blogging) và twitter, nhưng không ai thảo luận về những tác động về lâu về dài.

Song tác động về lâu dài là gì? Một điều mà ông chắc chắn là các tổ chức tin tức sẽ không còn sở hữu tin tức nữa. Có một sự chuyển biến đối với nhà báo từ là người gác cổng thông tin thành chia sẻ thông tin trong một không gian công cộng. Do đó, nhà báo công dân là một điều gì đó, ông Sambrook nói thêm, đã được tính đến. Song ông không thấy Internet là nơi tin tức đến – mặc dù kênh truyền hình Anh Sky News có một phóng viên Twitter đang nghiên cứu nền tảng tiểu blog.

Điều ông có thể thấy đang dần lớn lên là tính khách quan mới. Khách quan, ông nhấn mạnh, luôn là một nguyên tắc quan trọng của tin tức. Đối với ông, nó từng được thiết kế để đưa tin tức độc giả có thể tin cậy. Song trong kỷ nguyên truyền thông mới, tính minh bạch là việc phát đi sự tin cậy. Ông nhấn mạnh tin tức ngày nay phải chính xác và công bằng, song điều quan trọng đối với độc giả, khán giả, thính giả là thấy được tin tức được sản xuất như thế nào, thông tin đến từ đâu và nó hoạt động như thế nào. Tính khẩn cấp của tin tức quan trọng như chính việc phát đi tin tức vậy.

Ông giải thích thêm, thông tin không phải là báo chí. Bạn nhận được vô số thông tin khi truy cập vào Twitter mỗi buổi sáng nhưng đó không phải là báo chí. Báo chí cần tính kỷ luật, phân tích, giải thích và bối cảnh. Do đó đối với ông, đó vẫn là một nghề. Giá trị của báo chí được tăng thêm là sự đánh giá, phân tích và giải thích – và điều đó làm nên sự khác biệt. Do vậy, báo chí sẽ không mất đi – ông lạc quan về điều đó. Song các nhà báo phải hiểu một luật chơi: nếu bạn đang cạnh tranh với Internet, hãy tìm cách thoát ra. Hợp tác, cởi mở và liên kết văn hoá là các quy tắc bạn không thể phủ nhận lúc này, ông nói.

John Kelly, một cây bình luận của báo Mỹ Washington Post nói rằng ngày nay báo Huffington Post cạnh tranh với Washington Post không chỉ về nghề nghiệp mà về cả góc độ độc giả. Ông là người đã xuất bản một báo cáo về sự nổi lên, những thách thức và giá trị của báo chí công dân cho Viện nghiên cứu báo chí của hãng tin Reuters.

Đối với ông, truyền thông xã hội không chỉ quan trọng đối với báo chí công dân mà còn vươn đến độc giả. Truyền thông chính thống đang khai thác việc sử dụng truyền thông xã hội để thu hút lưu lượng truy cập; gần 8% lưu lượng truy cập của website báo Anh Daily Telegraph đến từ truyền thông xã hội. Báo Washington Post có phần nào chậm chạp với việc đưa bài viết của các nhà báo công dân vào tờ báo. Chỉ có vài dự án có đông nhà báo công dân tham gia được trình bày như các phóng sự đặc biệt. Chuyên mục này hầu hết là thể thao được lấy từ bộ lọc tin của các cầu thủ Mỹ của mạng xã hội Twitter.

Biên tập viên xã luận của Reuters, Jonathan Ford, cuối cùng giải thích rằng rất khó cho một hãng thông tấn như Reuters không để ý đến truyền thông xã hội. Truyền thông xã hội cũng đã phát triển thành phạm vi tài chính. Ông Kelly nói thêm, Reuters quan tâm đến blogging để thiết lập một cộng đồng cung cấp tin tức và thông tin thương mại đặc biệt – bởi vì trong cộng đồng tài chính, truyền thông xã hội đã có một vai trò nhất định.

Những người như chuyên gia kinh tế, tác giả và cây bình luận của báo New York Times Paul Krugman hoặc các nhà nhân viên ngân hàng đã bắt đầu chia sẻ kiến thức với công chúng và lôi kéo họ vào cuộc tranh luận tài chính để giành được sự tin cậy.

Theo ICTNews

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • Người Australia vung tiền mua thiết bị điện tử
  • Kích cầu ôtô ở Mỹ: Xe châu Á thắng lớn
  • Mục đích marketing
  • Người Việt Nam thu nhập thấp thích dùng hàng nhái
  • Trung Quốc cấm quảng cáo “phản cảm” vào giờ ăn
  • Xe Nhật tìm cách “hút” phụ nữ trẻ
  • 1.000 tỉ đồng để quảng bá Việt Nam trên Fashion TV
  • Thắng nhờ thế mạnh sản phẩm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com