Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những công ty thiệt hại triệu đô vì quảng cáo "láo"

Không phải lúc nào các thương hiệu lớn cũng quảng cáo đúng sự thật. Dưới đây là 10 tập đoàn lớn đã lừa khách hàng bằng quảng cáo "láo", và số tiền triệu đô họ đã phải trả cho những vụ bê bối đó.

Trong quảng cáo, nhấn mạnh sự thật và khoa trương khoác lác có sự khác biệt rất lớn. Liệu một sản phẩm có thực sự “được khoa học chứng minh”, và có “được kiểm chứng hiệu quả”?

Với những công ty dám đi quá giới hạn, tổn thất có thể lên đến hàng triệu đôla. Hầu hết chúng ta đều từng là nạn nhân của các quảng cáo láo. Câu hỏi là, các công ty sẽ thay đổi chính sách tiếp thị của mình, hay sẽ tiếp tục đặt ưu tiên về lợi nhuận lên hàng đầu, bất chấp quyền được biết sự thật chính đáng của khách hàng?

Dưới đây là 10 thương hiệu lớn từng phải đối mặt với những vụ bê bối quảng cáo láo, và từng phải trả giá bằng hàng triệu đôla.

Sữa chua Activia

Sữa chua thương hiệu Activia đã lừa khách hàng trả nhiều tiền hơn cho một loại sữa chua mà họ tuyên bố là có nhiều dinh dưỡng hơn – trong khi thực tế, loại sữa chua này chẳng khác gì loại bình thường.

Dannon, tập đoàn sở hữu thương hiệu Activia đã phải trả 45 triệu USD cho những tổn thất của khách hàng vào cuối năm ngoái, sau một vụ khởi tố tập thể tập đoàn này. Dannon cũng bị buộc phải ghi đúng sự thật về giá trị dinh dưỡng của sữa chua Activia trên bao bì.

Thịt bò tẩm gia vị của Taco Bell

Khi khách hàng đặt câu hỏi về những gia vị thực sự có trong thịt bò tẩm gia vị của Taco Bell, công ty này đã không biết trả lời thế nào. Hóa ra “gia vị” mà Taco Bell sử dụng chỉ là yến mạch, và theo tiêu chuẩn USDA thì món thịt của Taco Bell chưa phải thịt bò tẩm gia vị. Taco Bell rõ ràng đã cố lừa để khách hàng tin rằng họ đang được ăn một món ăn cao cấp hơn thực tế.

Thật may cho Taco Bell vì hãng này đã tỏ ra rất thiện chí trong việc giải quyết thảm họa PR này, hãng thậm chí còn dành hẳn 1 trang báo để cảm hơn những người đã khởi kiện. Cuối cùng, bên nguyên đơn đã bác bỏ đơn kiện của mình.

Kem dưỡng mắt Definity

Hình ảnh trên quảng cáo của Olay về kem dưỡng mắt Definity là một cô người mẫu 62 tuổi nhưng không hề có nếp nhăn trên mắt (do sử dụng kem dưỡng Definity). Nhưng hóa ra đó chỉ là nhờ công nghệ chỉnh sửa hình ảnh.

Mã lực của xe Hyundai và Kia

Hàng trăm khách hàng đã rất thất vọng khi phát hiện ra Hyundai và Kia chỉ thổi phồng về mã lực của một số xe hãng mình.

Vụ kiện tập thể ở miền nam bang California đã tố cáo hai hãng xe này lừa tiền của khách hàng bằng quảng cáo sai sự thật. Hyundai và Kia đã phải đền bù cho khách hàng với tổng chi phí ước tính từ 75 triệu đến 125 triệu USD.

Quảng cáo du lịch của Groupon

Groupon bị một công ty du lịch ở San Francisco kiện hồi đầu năm nay do chạy những quảng cáo gây hiểu lầm trên Google. Groupon bị buộc tội sử dụng những từ khóa liên quan đến một số điểm du lịch nổi tiếng để thu hút người dùng kích vào quảng cáo, trong khi hãng này không hề cung cấp một phiếu mua nào liên quan đến những địa điểm đó.

Vụ kiện hiện vẫn đang tiếp diễn.

Thực phẩm chức năng Airborne

Airborne được Herbal quảng cáo là giúp ngăn ngừa các vi khuẩn có hại và phòng tránh các bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Nhưng đó chỉ là quảng cáo sai sự thật.

Tập đoàn dinh dưỡng đầy tai tiếng này đã phải trả 23,3 triệu USD cho một vụ kiện tập thể, và thêm 7 triệu USD chi phí hòa giải sau đó. Số tiền mà người dùng Airborne được nhận đến giờ vẫn chưa được công bố.

Thuốc chức năng Extenze

Thuốc chức năng Extenze được quảng cáo là sẽ làm tăng kích thước cơ bắp cho đàn ông.

Năm 2010, Extenze đã phải trả 6 triệu USD bồi thường cho khách hàng vì quảng cáo sai sự thật này.

New Balance

Một đôi giày New Balance được quảng cáo là giúp người mang giày đốt cháy calo cũng đã bị sở gáy khi nghiên cứu không tìm thấy một ích lợi sức khỏe nào cho người đi giày.

Bên nguyên đơn đã kiện New Balance vì quảng cáo sai sự thật, và đòi bồi thường 5 triệu USD. Giá của một đôi giày này là 100 USD.

Kẹo cao su Eclipse

Sản phẩm của hãng Wrigley được quảng cáo là có chứa vỏ cây hoa mộc lan giúp diệt khuẩn.

Wrigley đã phải thay đổi quảng cáo và nhãn mác , đồng thời trả 6 – 7 triệu USD tiền bồi thường cho khách hàng.

Trang Classmates.com

Hàng triệu người đã bị trang web này lừa nâng cấp thuê bao lên “Hội viên Vàng”, bằng một email thông báo rằng có những người bạn cũ của họ đang cố liên lạc với họ, và hứa hẹn sẽ giúp họ nối lại tình bạn xưa nếu họ nâng cấp thuê bao. Dĩ nhiên chẳng có gì xảy ra sau khi thuê bao được nâng cấp, bởi đây chỉ là chiêu lừa tiền của trang web này.

Classmates.com đã phải chi 9,5 triệu USD để bồi thường cho người dùng – tức là khoảng 3 USD/người.

Theo TTXVN

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • Marketing Online có thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp?
  • Viettel và chiến lược marketing “ngược dòng”
  • Để tiếp thị hiệu quả trên mạng xã hội
  • Sức hút của tiếp thị lan truyền
  • Chia sẻ kinh nghiệm tiếp thị số từ món gà rán
  • Bàn về marketing trực tuyến
  • Quảng cáo 'độc' thời lạm phát
  • Quảng cáo 'phản chủ' của những thương hiệu danh tiếng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com