Tháng 12/2010, Viettel đã hoàn thành việc đưa Internet băng rộng tới gần 30.000 trường học trên cả nước.
Cách đây ba năm, khi khởi động chương trình Internet trường học bằng cách đưa ADSL miễn phí tới gần 30.000 trường trên cả nước, không nhiều người tin Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ kiên định với chương trình này.
Vì, với kinh phí lên tới hơn 300 tỷ đồng/năm, số tiền phải bỏ ra là quá lớn, mà hiệu quả đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu trước mắt sẽ không thể bằng được việc chi số tiền đó cho hoạt động quảng cáo.
“Nếu chi 300 tỷ đồng một năm cho quảng cáo thì hình ảnh của Viettel sẽ phủ sóng ở mọi nơi, với tần suất dày đặc. Mức độ nhận biết thương hiệu trong tâm trí khách hàng của Viettel chắc chắn sẽ ở mức cao hơn rất nhiều so với việc bỏ số tiền đó để thực hiện chương trình xã hội như Internet trường học”, một chuyên gia về thương hiệu có tiếng đã bình luận như vậy khi Viettel khởi động chương trình này.
Tuy nhiên, vào tháng 12/2010, tập đoàn này đã hoàn thành việc đưa Internet băng rộng tới gần 30.000 trường học trên cả nước. Đây được coi là thành tích ngoạn mục của một chương trình xã hội với ngành công nghệ thông tin và viễn thông, khi Viettel đã đưa được Internet băng rộng đến cả những huyện, xã cực kỳ khó khăn.
Tập đoàn này cũng tiếp tục chiến lược phủ sóng di động tại tất cả các huyện nghèo trên cả nước, trong đó có những nơi còn chưa có điện. Bản Poọng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) là một nơi điện lưới quốc gia chưa phủ tới nhưng sóng di động của nhà mạng này đã tràn ngập ở nơi đây. Dù hơn 50% số dân vẫn nằm trong diện hộ nghèo, nhưng điện thoại di động ở đây đã được người dân dùng phổ biến.
Ở địa phương này, nếu xét về mức độ nhận biết thương hiệu, Viettel có lẽ đạt mức độ "cực cao", bởi người dân ai cũng biết đến chương trình giảm nghèo mà tập đoàn này thực hiện, và cũng bởi Viettel là hãng viễn thông đầu tiên đem di động giá rẻ đến với dân nghèo.
Tuy nhiên, cũng không có nhiều chuyên gia về marketing đánh giá cao hiệu quả về nhận biết thương hiệu Viettel tại những vùng này, bởi chi phí bỏ ra lớn và những khách hàng yêu thích thương hiệu Viettel ở đây cũng quá... nghèo. Dù yêu thích đi nữa, nhưng họ cũng không rủng rỉnh tiền chi dùng cho viễn thông, hầu giúp Viettel có lãi.
Năm 2009, khi nền kinh tế đang gặp khủng hoảng, các chương trình quảng bá thương hiệu thông qua quảng cáo bị Viettel thu hẹp, chỉ làm những hoạt động rất cần thiết. Tuy nhiên, tập đoàn vẫn tiếp tục triển khai một số chương trình xã hội lớn và bổ sung thêm chương trình 30A của Chính phủ (giảm nghèo nhanh, bền vững) tại 3 huyện cực nghèo gồm Bá Thước, Mường Lát (Thanh Hóa) và Đắc Rông (Quảng Trị) với kinh phí lên tới 46 tỷ đồng.
Nên xét về tổng thể, việc Viettel tiếp tục đầu tư những khoản ngân sách lớn cho các chương trình xã hội, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nghe có vẻ giống một hành động “ngược dòng”.
Việc cắt giảm ngân sách marketing so với các đối thủ trong bối cảnh thị trường viễn thông cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu xảy ra, có thể sẽ khiến Viettel gặp bất lợi trong việc duy trì và tăng độ nhận biết thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Song. lãnh đạo của Viettel có những suy nghĩ và cách lý giải riêng của họ.
Thiếu tướng Dương Văn Tính, Phó tổng giám đốcViettel, nói: “Viettel hoạt động có lãi lớn trong những năm vừa qua là do sự ủng hộ của cả xã hội. Bởi vậy, chúng tôi phải có trách nhiệm quay trở lại làm cho xã hội tốt lên, và đó chính là sự đầu tư cho tương lai”.
Ông Tính đúc kết: “Với khách hàng, Viettel mong chạm được vào trái tim của họ bằng những chương trình xã hội có ý nghĩa, hơn là thông qua quảng cáo”.
Câu hỏi được đặt ra ở đây, là marketing hướng vào trái tim có hiệu quả hơn trí não hay không? Huyền thoại đương đại về marketing của thế giới là Phillip Kotler nói rằng, tiếp thị là trận chiến trong tâm trí người tiêu dùng, mặc dù cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện để xác minh về hiệu quả của marketing với trái tim và marketing nhằm xâm chiếm trí não.
Dù sao thì sau hết, bất chấp mọi luận cứ cao siêu, nếu có ngày càng nhiều doanh nghiệp làm marketing “với trái tim”, thì đơn giản là những người nghèo, những số phận kém may mắn trong xã hội, sẽ ngày càng đón nhận thêm cơ hội.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Cuộc chiến giữa các đại gia đã, đang có mặt trên thị trường mì ăn liền VN châm ngòi cho một sự chạy đua hướng đến các sản phẩm mới. Với sự đa dạng của thị trường mì ăn liền, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm gốc mì hiện nay, trong tương lai, liệu các đại gia có chuyển tâm điểm tới cuộc chiến mới là mì gốc gạo ?
Nhu cầu về nhân sự cao cấp, lao động cấp quản lý không hề suy giảm cho dù kinh tế khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đình trệ và thị trường lao động trầm lắng.
Ý định kinh doanh cà phê sạch đã được Lê Minh Cường, Giám đốc Công ty TNHH Cà phê Lê Phan ấp ủ từ những ngày còn làm đại lý cung cấp cà phê cho các quán tại TP.HCM.
Việt Nam có nhiều doanh nhân đã từng thành công vang dội với mì ăn liền ở Đông Âu như Nguyễn Đăng Quang, Phạm Nhật Vượng hay Đặng Khắc Vỹ. Tuy nhiên, chỉ có các ông chủ của Masan Group (Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh) là tiếp tục đầu tư mạnh cho lĩnh vực đầy hấp dẫn này ở quê nhà.
Một trong những công cụ tiếp thị số là mạng xã hội đã được các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng, mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó, ở Việt Nam, nguồn “tài nguyên” này dường như đang bị bỏ quên. Theo các chuyên gia tại Hội thảo về marketing qua mạng xã hội, do Trung tâm Pháp-Việt đào tạo về quản lý (CFVG) tổ chức tuần rồi, một khi được đánh thức thì hình thức tiếp thị này sẽ hứa hẹn một sự bùng nổ.
Tiếp thị lan truyền (viral marketing) là hình thức tiếp thị mới mang tính sáng tạo và được sự chia sẻ của cộng đồng như một sức mạnh lan tỏa theo hình thức lây nhiễm của các loại virus truyền bệnh. Sự bùng nổ thông tin đang làm cho các thương hiệu gặp nhiều khó khăn.
Trong các ngày từ 18 - 20/7/2011, cuộc hội thảo “Marketing trực tuyến 2011: Các xu hướng quảng cáo mới” sẽ chính thức diễn ra tại Vinpearl Land, Nha Trang.
Thay vì những cách tiếp thị sản phẩm thông thường, thời gian gần đây, kiểu quảng cáo sử dụng yếu tố "sốc", "độc" và lạ bắt đầu được nhiều người kinh doanh Hà Nội hướng tới.
Giữa lúc nhiều giám đốc doanh nghiệp than rằng hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, họ chẳng biết làm gì ngoài chuyện đi dự hội thảo và đi nhậu, thì nhiều công ty tư vấn cho biết họ vẫn đang sống rất khỏe, đơn hàng có xu hướng tăng.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.