Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điều hành nhóm: Khi sếp là… “kỳ đà”

Trong công tác điều hành, người trưởng nhóm sẽ gặp rất nhiều sức ép từ phía nhân viên cũng như cấp trên của mình. Nếu sức ép từ phía nhân viên có thể dễ dàng “hóa giải” hơn thì sức ép từ phía lãnh đạo đối với người trưởng nhóm lại là một vấn đề không dễ gì giải quyết. Việc tham gia trực tiếp vào công việc của nhóm là do sếp quá quan tâm, hay dấu hiệu của sự thiếu tin tưởng? Trưởng nhóm sẽ làm gì đây để lật ngược tình thế ?

Bạn là một trưởng nhóm mới được đề bạt, trong các cuộc họp phân công công việc trong nhóm, anh trưởng phòng đều tham gia và rất “nhiệt tình” giúp đỡ bạn trong công tác điều hành nhóm, từ việc phân công công việc chi tiết đến việc quyết định thời gian hoàn thành. Việc này diễn ra khá lâu và các thành viên trong nhóm dần dần không nghe theo sự điều hành của bạn. Mỗi khi bạn định giao việc gì cho các thành viên thì họ nhất nhất phải “hỏi ý kiến anh trưởng phòng”. Bạn luôn rơi vào trạng thái bị động, mặc dù vẫn là người chịu trách nhiệm chính công việc của nhóm. Bạn sẽ làm thế nào?

Chưa hết, trong nhóm có một thành viên có quan hệ họ hàng với trưởng phòng. Trưởng phòng thường thông báo các quyết định của mình hoặc các chính sách của Cty cho nhóm qua người này mà không thông báo trước cho trưởng nhóm. Người nhân viên đó cũng dựa trên mối quan hệ của mình nhiều lần có những hành động vượt quyền hạn. Dần dần, các thành viên trong nhóm có ý coi thường người trưởng nhóm. Trưởng nhóm sẽ phải xử lý thế nào?

Chị Nguyễn Thị Lan Anh, nhân viên văn phòng thì cho rằng trong trường hợp đầu, phương án tốt nhất là thuyết phục. Thuyết phục sếp để bớt tham gia vào việc điều hành trong nhóm bằng cách cho sếp thấy năng lực của mình trong việc điều hành nhóm. Đồng thời thuyết phục các thành viên nhóm để khẳng định vị trí cũng như trách nhiệm trưởng nhóm của mình.

Với trường hợp thứ hai, chị Lý Thị Phương Lâm, chuyên viên tư vấn pháp lý cũng cho rằng cần giải quyết hai mối quan hệ: Quan hệ với sếp và quan hệ với thành viên trong nhóm. Với sếp thì cần trao đổi, trực tiếp thẳng thắn rằng việc sếp làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc điều hành nhóm. Với nhóm mình, người trưởng nhóm cần có cuộc họp và đề ra nguyên tắc làm việc của nhóm mình: tất cả mọi việc cần thông qua người trưởng nhóm để tránh ảnh hưởng tới công việc. Bà Winner Khor - Phó TGĐ marketing Cty Pepsico đặt câu hỏi: Trưởng nhóm sẽ làm thế nào nếu những thông tin mà sếp tiết lộ với người họ hàng chỉ là do vô tình? Chị Phương Lâm cho rằng tốt nhất là trao đổi với sếp, đặt sếp vào địa vị của mình để sếp hiểu.

Còn rất nhiều câu hỏi mà các vị giám khảo đưa ra như: Trong trường hợp sếp hoặc thành viên nhóm vẫn “tái phạm” mặc dù trưởng nhóm đã cố giải quyết thì người trưởng nhóm sẽ làm thế nào? Hoặc người trưởng nhóm sẽ giải quyết ra sao nếu liên tục bị sếp mắng trước mặt các thành viên nhóm mình… Chi tiết chương trình, cách giải quyết của người chơi sẽ được phát sóng trên VTV1 vào 21h ngày 1/4/2009. Tham khảo thêm tại http://chiakhoathanhcong.vtv.vn và www.dddn.com.vn.

 

( Theo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Vì đâu bạn chưa được thăng chức?
  • Những công việc lương khởi điểm trên 80 triệu
  • Tuyển dụng nhân sự cấp cao: Đãi cát, tìm vàng
  • 25 câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” của các công ty lớn
  • Thử thách niềm tin doanh nhân
  • Để tránh rủi ro khi chấm dứt quan hệ lao động
  • Đãi cát tìm... nhân tài
  • Phản hồi đa chiều: sợi dây liên kết nhóm
  • Dịch vụ cho thuê lại lao động
  • Nghìn lẻ một kiểu quan hệ nhân viên - sếp
  • Không thưởng tiền mặt cho lãnh đạo Goldman Sachs
  • Đẳng cấp nhân sự ngoại
  • Bằng cử nhân mất giá ở Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com