Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làm thế nào để xác định giá trị thương hiệu

Nhãn hiệu có thể được coi là tài sản giá trị nhất trong công việc kinh doanh, tuy nhiên giá trị của nó thông thường không được phản ánh trong các tuyên bố về tài chính. Cùng với những tài sản trí tuệ khác, giá trị của nó chỉ được tính toán trên bảng cân đối kế toán, khi đạt được từ công việc kinh doanh khác hay là một kết quả của việc kết hợp kinh doanh, nhưng không khi nào xuất phát từ bên trong nội bộ. Như thế nào đó, rồi các nhà quản lý sẽ phải đi tìm giá trị thương hiệu và đưa ra những quyết định có hiểu biết cùng với sự lưu tâm đến tài sản được coi là giá trị nhất trong kinh doanh.

Câu trả lời nằm trong việc định giá công việc kinh doanh – cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Những phương pháp được sử dụng trong định giá công việc kinh doanh có thể được áp dụng trong việc định giá những tài sản vô hình và tài sản trí tuệ, bao gồm thương hiệu. Đầu tiên chúng ta phải xác định: “Một thương hiệu chứa đựng điều gì?” một thương hiệu có thể bao gồm một nhãn hàng, Logo, chi tiết tạo nên diện mạo trong thương mại, bao bì, chiến lược marketing, màu sắc và tất cả những yếu tố mà khách hàng tương tác với hình ảnh thương hiệu. Chúng ta cũng phải nhớ rằng một vài thương hiệu cũng có thương hiệu con (ví dụ, Coca – Cola có Classic Coke, Diet Coke, Cherry Coke, Zero). Hơn nữa, phần giá trị của một thương hiệu có thể được cho là do những tài sản vô hình khác tạo ra. Trong ví dụ Coke,công thức đặc biệt đã tạo ra thành công của thương hiệu. Chúng ta cần tập trung một cách chính xác vào những gì chúng ta đang đánh gía.

Tiếp tục với ví dụ Coke, Interbrand ước lượng giá trị của thương hiệu Coca – Cola khoảng 65,3 tỉ đôla vào năm 1997, coi nó như một thương hiệu toàn cầu. So sánh với, giá trị tài sản vô hình do Coca – Cola công bố trong báo cáo tài chính thì chỉ là 3,7 tỉ đôla. Điều này đã nói lên rằng giá trị của nhãn hiệu không được thừa nhận một cách chính xác trong khối tài sản của công ty. Ngoài ra nếu đánh giá theo nguồn vốn trên thị trường (giá trị của công ty trên thị trường chứng khoán) được ước tính là 140 tỉ đôla, điều này khi được so sánh với giá trị của nhãn hiệu là 65,3 tỉ đôla cho thấy giá trị trên thị trường vượt xa cả giá trị thương hiệu được ước lượng.

Có 3 cách tiếp cận cơ bản cần cân nhắc trong việc xác định giá trị thương hiệu.


  • Tiếp cận theo chi phí
  • Tiếp cận theo thu nhập
  • Tiếp cận theo thị trường

Cách tiếp cận theo chi phí dựa trên sự tích lũy những chi phí trong việc xây dựng thương hiệu kể từ khi bắt đầu, như là chi phí quảng cáo, xúc tiến, các chiến dịch sáng tạo, những khoản lệ phí, chi phí đăng ký nhãn hiệu... Tuy nhiên, thường nó là cách tiếp cận kém nhất trong việc xác định giá trị thương hiệu, bởi vì các chi phí phát triển thương hiệu thường không phản ánh mối quan hệ đến khả năng sinh lợi của thương hiệu. Cuối cùng, các nhà đầu tư quan tâm đến khả năng sinh lời của thương hiệu trong tương lai.

Phương pháp tiếp cận theo thu nhập dựa trên phương pháp luận về giá trị cuối cùng hiện tại, phương pháp này nhắm tới việc đo lường lợi ích kinh tế của thương hiệu trong việc tạo ra một luồng lợi nhuận phát sinh trong tương lai hoặc những lưu lượng tiền mặt. Một phần của cách tiếp cận này là phương pháp “giá trị gia tăng”, dựa trên một giả thuyết, cho rằng những mặt hàng mang thương hiệu có thể tạo ra một giá bán có lợi hơn trong sự so sánh với mặt hàng tương tự - những sản phẩm được hiểu là không tốt bằng.

Tuy nhiên nhà thẩm định sẽ phải gia tăng chi phí quảng cần thiết để duy trì sự nhận biết thương hiệu cao hơn những sản phẩm không mang thương hiệu. Dự báo, lên kế hoạch tạo ra nguồn thu nhập phát sinh từ sự gia tăng doanh thu và sự tiết kiệm các chi phí,hệ thống các chi phí quảng cáo xúc tiến thêm vào, có thể quy cho thương hiệu. Giá trị hiện tại thực của nguồn thu nhập gia tăng trong tương lai phát sinh bởi thương hiệu được xác định thông qua một tỉ lệ chiết khấu. Tỷ lệ chiết khấu này dựa trên tỷ lệ sinh lời một nhà đầu tư mong đợi trên khoản đầu tư vào thương hiệu, dựa trên các tính chất và kinh nghiệm liên quan đến những rủ ro của nó. Rủ ro càng cao thì tỷ lệ sinh lời mong đợi càng cao.

Một phương pháp có thể được áp dụng theo cách tiết cận thu nhập là sự hình thành của toàn bộ nguồn lợi nhuận, không bao gồm phần đóng góp của của các tài sản khác (như là vốn hoạt động, các tài sản cố định, các tài sản vô hình khác) trong việc tạo ra toàn bộ nguồn thu nhập phát sinh từ thương hiệu. Rồi nguồn thu nhập thặng dư gắn với thương hiệu sẽ được chiết khấu về giá trị hiện tại.

Tiếp cận theo thị trường, cách này ước lượng giá trị thương hiệu bằng cách xem xét việc những hoạt động mua bán trên thị trường tác động đến những thương hiệu tương tự. Cách sử dụng thông dụng nhất là phương pháp relief – from – royalty, phương pháp này thừa nhận rằng, người sử dụng thương hiệu phải được cấp các quyền sử dụng nó, nếu người sử dụng không phải là chủ sở hữu thương hiệu. Nói theo cách khác, nếu một công ty sở hữu thương hiệu, nó yêu cầu một khoản phí bản quyền cho việc sử dụng thương hiệu. Tỷ lệ phí bản quyền là tỷ lệ trên thị trường được xác định dựa trên sự phân tích các bản quyền hoặc hợp đồng cấp bản quyền của những tài sản tương tự.

Thực hiện việc điều chỉnh, cần thiết trong việc phản ánh những sự khác biệt giữa những rủ ro, điều kiện kinh doanh, mức độ nhận thức về thương hiệu và chiến lược thương hiệu, mức độ bao phủ về mặt địa lý, và những tính chất khác của thương hiệu đối với những thương hiệu khác trên thị trường. Ước lượng tỷ lệ phí bản quyền rồi áp dụng để dự báo doanh thu thuần được tạo ra từ thương hiệu, với kết quả được chiết khấu về giá trị hiện tại sử dụng một tỷ lệ sinh lợi phù hợp như được mô tả ở trên. Khó khăn chínhcủa cách tiếp cận theo thị trường là việc xác định những họat động kinh doanh có thể so sanh và có ý nghĩa đối với công việc xác định giá trị thương hiệu và công việc điều chỉnh để phản ánh được sự khác biệt giữa các thương hiệu theo phương pháp so sánh.

Tóm tắt, việc xác định giá trị thương hiệu có thể mang nhiều tính nghệ thuật hơn là khoa học – nhưng nó là một công việc có thể giúp các nhà quản lý nhận dạng và phát triển giá trị do thương hiệu mang lại. Các tổ chức chuyên nghiệp như Chartered Business Valuators và những thành viên của American Society of Appraisers, có thể cung cấp nhữn hiểu biết và sự hỗ trợ trong việc xác định giá trị thương hiệu và những tài sản vô hình khác.

(theo lantabrand.com)

  • 10 công ty lãi lớn nhất thế giới
  • “Âm thầm” danh tiếng Siemens
  • VISA vì chữ tín, nhờ chữ tín
  • Triết lý cuộc sống từ bữa sáng
  • 'Kẻ đi săn' đa quốc gia và số phận thương hiệu Việt
  • Hình ảnh bên ngoài của thương hiệu
  • Quảng cáo trên xe hơi - Một cách mới thúc đẩy sự nhận biết nhãn hiệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com