Dự án bao gồm việc xây dựng cơ sở khoa học để đăng ký xây dựng chỉ dẫn địa lý Huế; tiến hành thiết kế xây dựng hệ thống tem, nhãn hiệu cho sản phẩm nón Huế, góp phần phát huy giá trị của sản phẩm nón lá bằng các hoạt động quảng bá, quản lý chỉ dẫn địa lý.
Các phương án về xây dựng đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các hoạt động thương mại sau khi xác lập chỉ dẫn địa lý Huế... cũng đã được thực hiện.
Đây là dự án đầu tiên về xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thủ công của cả nước, do ông Đỗ Nam làm chủ đề tài
Trước đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã thành lập Hội Nón lá Huế để bảo vệ quyền và lợi ích của những người chằm nón ở Huế.
Hội Nón lá Huế là tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tập hợp những người trực tiếp khai thác, sản xuất, gia công, trao đổi, mua bán nón lá và những người yêu nón lá Huế tự nguyện, với mong muốn cùng nhau gìn giữ, tôn vinh và phát huy giá trị, hình ảnh của chiếc nón lá Huế, trở thành món quà cho du khách khi đến tham quan Huế.
Nón lá Huế là nghề thủ công truyền thống, hiện tập trung ở các phường Phước Vĩnh, Phú Hiệp, Xuân Phú, Hương Sơ… và nhiều vùng chằm nón nổi tiếng như Hương Cần, Triều Sơn, Thủ Lễ, Dạ Lê, Nam Phổ, Dương Nỗ, Tân Mỹ, Mỹ Lam.
Theo ông Đỗ Nam, nón lá Huế có nhiều nét riêng khác biệt so với nón của một số địa phương vùng miền khác trong cả nước như nguyên vật liệu, bí quyết gia truyền, tính độc đáo của nón Huế gắn với tính cách con người Huế, những đặc điểm riêng của làng nghề truyền thống nón lá Thừa Thiên-Huế./.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com