Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 đại gia Trung Quốc 'ngã ngựa' trong năm 2009

Hàng loạt sếp cấp cao, đại gia và cả người giàu nhất của Trung Quốc bị bắt, kết án tù và tử hình do vi phạm pháp luật.

10 người dưới đây được cho là những trường hợp điển hình trong giới doanh nhân vướng vào vòng lao lý năm 2009, theo nhận định của Chinadaily.

1. Huang Guangyu - người giàu nhất Trung Quốc ngã ngựa

Chân dung người từng giàu nhất Trung Quốc, nay sắp sửa bị đem ra xét xử. Ảnh: chinadaily.com.cn

Huang Guangyu là người sáng lập và là cựu chủ tịch của tập đoàn điện tử tiêu dùng Gome, một trong những nhà bán lẻ hàng đầu của Trung Quốc, Huang bị bắt hồi tháng 11 năm ngoái với tội danh hối lộ, giao dịch nội gián. Nhiều nguồn tin cho biết công việc điều tra sắp hoàn tất. Dự kiến tòa án sẽ bắt đầu xử Huang vào cuối tháng này.

Hiện Huang đã thuê những luật sư giỏi nhất Trung Quốc với hy vọng giảm nhẹ hình phạt. Các chuyên gia cho biết phiên tòa sẽ tập trung làm rõ liệu hành vi phạm tội tại Gome mang tính chất cá nhân hay tổ chức. Điều này sẽ có tính quyết định đến mức xử phạt dành cho Huang.

Huang, 40 tuổi, sáng lập ra Gome từ năm 1987 và trở thành người đàn ông giàu nhất Trung Quốc, theo đánh giá của Forbes. Năm 2008, Huang nắm trong tay khối tài sản trị giá 2,7 tỷ USD.

2. Tian Wenhua - tù chung thân với scandal sữa chứa melamine

File photo of Tian Wenhua.(Xinhua Photo)
Tian Wenhua tại phiên tòa xét xử bà hồi đầu năm. Ảnh: Xinhua

Tian Wenhua, 67 tuổi, cựu chủ tịch của tập đoàn Sanlu, đã bị kết án tù chung thân vào tháng 1/2009, với tội danh sản xuất và bán hàng giả, kém chất lượng.

Tập đoàn Sanlu là trung tâm của dư luận hồi 2008 trong scandal sữa chứa melamine gây rúng động Trung Quốc. Đến ngày 12/2/2009, tập đoàn này tuyên bố phá sản do không đủ khả năng trả nợ và thanh toán tiền bồi thường cho các gia đình nạn nhân có con em bị ốm do uống sữa chứa chất độc hại này.

Chất melamine có thể dẫn đến suy thận, sỏi thận cho người uống. Kể từ khi vụ scandal bị phanh phui hồi tháng 9/2008, có ít nhất 6 trẻ tử vong và hơn 300.000 trẻ khác bị ốm do uống sữa chứa melamine tại nước này.

3. Lan Shili, Li Zeyuan - sếp ngành hàng không bị điều tra

File photo of Lan Shili (L) and Li Zeyuan.(Photo Source: chinadaily.com.cn)
Hai sếp ngành hàng không ngã ngựa năm nay, Lan Shili (trái) và Li Zeyuan (phải).Ảnh: chinadaily.com.cn

Lan Shili, chủ tịch của hãng hàng không tư nhân đã phá sản East Star Airlines, bị bắt ở sân bay Chu Hải hôm 15/3 khi đang trên đường chạy ra nước ngoài trốn nợ. Lan đã bị dẫn giải về tỉnh Vũ Hán, nơi hãng hàng không này đặt trụ sở chính.

East Star Airlines được thành lập vào 2005 và tồn tại được 5 năm cho đến ngày 15/3 khi bị chính quyền buộc phải ngừng hoạt động. Đến tháng 8 vừa rồi, tập đoàn này tuyên bố phá sản. Đến ngày 30/11 vừa rồi, hãng hàng không Air China đã mua lại toàn bộ tài sản của hãng với cái giá vẻn vẹn 3,3 triệu USD.

2009 cũng là năm xui xẻo với một số đại gia hàng không khác. Hãng tư nhân Shenzhen Airlines vừa cho biết ông Li Zeyuan, nhà tư vấn cấp cao của họ đã bị buộc tội gian lận kinh tế và đang bị cơ quan chức năng điều tra. Mặc dù vậy, hãng này vẫn đang hoạt động bình thường.

4. Xiao Shiqing - sếp chứng khoán bị bắt vì tội hối lộ

File photo of Xiao Shiqing.(Photo Source: chinadaily.com.cn)
Cựu chủ tịch công ty chứng khoán Xiao Shiqing trước khi bị bắt. Ảnh: chinadaily.com.cn

Xiao Shiqing, cựu chủ tịch của công ty chứng khoán China Galaxy Securities, đã phải ra trước tòa ngày 13/5 vừa rồi do bị cáo buộc hối lộ.

Sinh năm 1964, Shiqing lấy bằng tiến sĩ về quản lý và gia nhập Ủy ban chứng khoán Trung Quốc vào năm 1996. Đến năm 2001, ông được chỉ định làm chủ tịch công ty chứng khoán Orient Securities. Đến năm 2004, ông được gọi về Ủy ban Giám sát chứng khoán Trung Quốc để làm Phó giám đốc phòng giám sát các công ty niêm yết. Đến năm 2007, ông này được chỉ định làm chủ tịch của Galaxy.

5. Stern Hu - gián điệp kinh tế trong vụ Rio Tinto

File photo of Stern Hu.(Photo Source: chinadaily.com.cn
Stern Hu hồi còn đương chức. Ảnh: chinadaily.com.cn

Stern Hu, người đứng đầu văn phòng Thượng Hải của công ty khai mỏ hàng đầu thế giới Rio Tinto, đã bị bắt vào đầu tháng 7/2009 cùng 3 đồng nghiệp khác, do bị nghi ngờ có hoạt động gián điệp và ăn cắp bí mật quốc gia.

Hu, sinh năm 1963 ở Thiên Tân, tốt nghiệp đại học Peking. Hu đã chuyển quốc tịch Australia trước khi trở về Trung Quốc là giám đốc quản lý hoạt động kinh doanh tại đại lục của phân khúc khai thác quặng sắt của Rio Tinto.

6. Kang Rixin - sếp ngành năng lượng hạt nhân vi phạm kỷ luật

File photo of Kang Rixin.(Photo Source: chinadaily.com.cn)
Sếp Kang Rixin đã bị cách chức do bị nghi ngờ vi phạm kỷ luật. Ảnh: chinadaily.com.cn

Kang Rixin, giám đốc Tập toàn năng lượng hạt nhân Trung Quốc, đã bị cách chức sau khi các cơ quan chức năng điều tra về hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng hồi tháng 8 năm nay.

Theo báo chí trong nước, Kang bị buộc tội liên quan tới vụ tham nhũng 260 triệu USD. Có hai cáo buộc chính nhằm vào ông là dùng tiền của công đi mua chứng khoán và can thiệp vào kết quả đấu thầu của các dự án năng lượng hạt nhân. Bên cạnh đó, ông cũng bị nghi ngờ bòn rút tiền của một số dự án.

Kang giữ chức giám đốc kiêm Bí thư đảng ủy của công ty từ năm 2003. Đến 2007, ông có tên trong danh sách "Top 10 giám đốc tài năng của Trung Quốc".

7. Yu Xiangdong - kỹ sư bị buộc tội ăn cắp mẫu thiết kế

Ảnh hồ sơ tội phạm của kỹ sư Yu Xiangdong. Ảnh: chinadaily.com.cn

Yu Xiangdong từng làm kỹ sư tại hãng xe hơi Ford cho đến khi bị bắt hồi tháng 10 vừa rồi tại Chicago. Ông này bị buộc tội ăn cắp bí mật thương mại và đột nhập vào hệ thống máy tính.

Theo hồ sơ, Yu Xiangdong đã sao chép lại các chi tiết về cấu tạo xe hơi của Ford hồi tháng 12/2006, sau đó bỏ việc và dùng những tài liệu này để xin việc khi trở lại Trung Quốc. Đầu tiên, Yu xin vào làm cho Foxconn PCE, một công ty sản xuất hàng điện tử. Sau đó, ông ta xin vào làm tại tập đoàn công nghiệp Beijing Automotive Industry, một trong những nhà sản xuất xe hơi vốn nhà nước lớn nhất.

Tòa án không truy tố Foxconn PCE và Beijing Autos. Người phát ngôn của Beijing Autos cho biết Yu mới vào làm ở công ty họ từ tháng 11 năm ngoái và trong hồ sơ xin việc chỉ đính kèm một số kinh nghiệm nghiên cứu cơ bản.

8. Yang Shiming, Li Qingyuan và Ruan Juyuan - 3 sếp phó bị bỏ tù

File photo of Ruan Juyuan (L), Li Qingyuan (C),Yang Shiming.(Photo Source: chinadaily.com.cn)
3 cựu phó giám đốc tại phiên tòa xét xử. Ảnh: chinadaily.com.cn

Cũng năm trong nay, 3 cựu phó giám đốc của nhà sản xuất đồ uống một thời lớn nhất Trung Quốc Jianlibao Group đã bị phạt tù, với tội danh bòn rút công quỹ. 3 bị cáo lần lượt là Yang Shiming lĩnh án 18 năm tù, Li Qingyuan và Ruan Juyuan lĩnh 14 năm tù. Mỗi người bị phạt 150.000 nhân dân tệ, tương đương với 20.000 USD.

Vụ án bắt đầu từ năm 2002, khi cả 3 bị cáo buộc bòn rút hơn 11 triệu nhân dân tệ từ quỹ mua bảo hiểm nhân thọ của công nhân viên. Tuy nhiên, đến năm 2004, cả ba đã được thả ra do tòa án quyết định không truy cứu. Đến đầu năm 2009, cả 3 bị bắt trở lại, do liên quan đến vụ án bòn rút khác của Li Jingwei, cựu chủ tịch của nhà sản xuất đồ uống trên. Ông cựu phó chủ tịch cũng bị bắt vì tội danh bòn rút quỹ bảo hiểm với số tiền 3 triệu nhân dân tệ và hiện vẫn bị giam giữ.

9. Yang Yanming - bị cáo đầu tiên bị xử tử vì tham nhũng trong lịch sử ngành chứng khoán Trung Quốc

Ảnh: Chinadaily
Yang Yanming thà chết chứ không khai tung tích của hàng chục triệu nhân dân tệ Ảnh: Chinadaily

Yang Yanming, cựu giám đốc một chi nhánh của công ty chứng khoán Galaxy Securities ở Bắc Kinh, đã bị xử tử hôm 8/12 vừa rồi với tội danh tham nhũng 70 triệu nhân dân tệ, tương đương với 10,25 triệu USD và làm thất thoát 25 triệu nhân dân tệ khác. Ông này được giới chứng khoán Trung Quốc ghi nhớ vì là người đầu tiên trong ngành này bị xử tử với tội danh tham nhũng.

Yang quyết thà chết chứ không chịu khai ra tung tích của hơn 65 triệu nhân dân tệ, một mực khẳng định số tiền đó đã đem đi đút lót các quan chức hết.

10. Wu Ying - lãnh đạo doanh nghiệp bị xử tử vì tội lừa đảo

Ảnh: Xinhua
Mới 28 tuổi, cựu giám đốc lừa đảo Wu Ying đã bị khép tội chết. Ảnh: Xinhua

Wu Ying, 28 tuổi, từng là người đứng đầu công ty Bense Holding Group ở tỉnh Triết Giang, đã bị xử tội chết ngày 18/12 vừa rồi tại tỉnh Triết Giang do lừa đảo 384 triệu nhân dân tệ.

Chiêu của Wu Ying là huy động vốn từ người dân, các nhà đầu tư và hứa hẹn sẽ trả cho họ lãi suất cao. Hành động lừa đảo kéo dài suốt từ 2005 đến 2007 khi bà bị bắt hồi tháng 2/2007.

Theo lời khai của Wu, toàn bộ số tiền đã bị chi dùng cho cuộc sống cá nhân, trả nợ và duy trì hoạt động của công ty.

(Theo Thanh Bình // Vn Express)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • Gia đình giàu nhất nước Mỹ
  • Chiếc 'gương thần' của thế kỷ 20
  • 10 phụ nữ giàu nhất thế giới
  • Tỉ phú Trung Quốc nhiều thứ hai thế giới
  • Những tỷ phú trẻ tuổi của thế giới
  • 40 Gương Thành Công 19: Zane Grey
  • 40 Gương Thành Công 18: Dorothy Dix
  • Người giàu nhất thế giới giàu lên như thế nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com