Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

40 Gương Thành Công 32: Eddie Rickenbacker

Đây là truyện một người cơ hồ không có gì làm cho chết được, một người đã thách tai biến, đã đ ùa cợt với thần chết trong một phần tư thế kỷ. Ông đã chạy vù vù trên đường đua, với một tốc lực làm rợn tóc ráy, trong hơn hai trăm cuộc đua xe hơi; và trong những ngày đổ máu năm 1918, ông bắn rớt hai mươi sáu máy bay Đức, bắn rớt ở trên không trung, trong khi đạn vèo vèo nổ ở bên tai ông; vậy mà không bao giờ ông bị một vết trầy da nào gọi là có.

Ông tên là Eddie Rickenbacker, đã chỉ huy phi đội danh tiếng Hat-in-the-Ring, là phi công lỗi lạc nhất của Mỹ trong đại chiến thứ nhất.

Sau chiến tranh, ông là người dìu dắt cho Ross Smith, phi công nổi danh của Úc, người thứ nhất đã bay trên Đất Thánh (tức Jérusalem) và người thứ nhất đã bay được một nửa vòng trái đất. Tôi thấy Ross Smith và Eddie Rickenbacker có nhiều chỗ giống nhau, đều cực kỳ bình tĩnh và nhũn nhặn, ăn nói ngọt ngào, khác hẳn hạng người quen ria súng giết giặc ở trên không.

Cho tới hồi mười hai tuổi, Eddie Rickenbacker là một thanh niên rừng rú, không có kỷ luật, tính tình nóng nảy, cầm đầu một bọn du côn lối xóm, đập bóng đ èn ngoài đường và phá phách đủ thứ. Rồi một việc buồn xảy ra.

Thân phụ ông mất và chỉ trong nửa tháng ông thay đổi hẳn.

Ngày đưa đám thân phụ, ông nhận thấy mình thành chủ trong gia đình. Ông bèn bỏ học, xin một việc trong một xưởng làm kính, được hai cắc rưỡi một giờ, và mỗi ngày ông làm mười hai giờ. Ông đi bộ mười hai cây số tới xưởng mỗi buổi sáng, và mười hai cây số về mỗi đ êm để đỡ tốn năm xu xe điện. Ông nhất định tiến tới. Không có gì làm ông ngừng được. Công việc trong xưởng không có gì thay đổi, buồn chán đến chết được. Ông ghét nó lắm. Ông muốn thành một nghệ sĩ, muốn sáng tác, xây những mộng màu sắc rực rỡ. Ông học vẽ trong một lớp ban đ êm và xin được việc đục hình các thánh trên đá hoa cho một nhà bán mộ chí. Chính ông đã đục mộ chí trên mộ thân phụ ông. Nhưng người ta bảo ông công việc đục mộ chí đó rất nguy hiểm, vì phải hít những bụi đá vào phổi. Ông nói:"Tôi không muốn chết yểu, nên tìm một việc khác ít nguy hiểm hơn".

Năm ông mười bốn tuổi, một buổi sáng, ông đứng trên vỉa hè nhìn chiếc hơi đầu tiên ông thấy trong đời ông, một cái xe kỳ cục, nổ bịch bịch, điếc cả tai, rầm cả đường phố Columbus ở Ohio. Nhưng chiếc xe đó đối với ông là chiếc xe tiền định. Nó thay đổi hoàn toàn đời ông.

Cách đó ít lâu, ông xin được việc trong một hãng sửa xe, và tập lái xe ra, lái xe vô trong một căn nhà bằng cây hồi trước dùng làm chuồng ngựa. Ông dựng một xưởng ở sân phía sau, chế tạo lấy đồ dùng và dự bị đóng lấy một chiếc xe hơi. Ngay lúc đó, một xưởng đóng xe hơi bắt đầu mở ở Columbus, và chủ nhật nào ông cũng tới đó xin việc, nhưng chủ nhật nào người ta cũng đuổi ông đi. Sau khi bị đuổi tới lần thứ mười tám, ông trở lại nữa và nói với người chủ lúc đó rất ngạc nhiên:"Thưa ông, dù muốn hay không ông cũng đã có một người thợ mới rồi đấy. Sáng mai tôi lại đây làm. Ông thấy không, sàn ông dơ đây này. Tôi sẽ chùi nó. Tôi sẽ chạy những việc vặt cho ông và mài đồ dùng cho ông".

Còn tiền công? Ông không hề thốt một lời gì về tiền công hết. Ông chỉ cần có cơ hội để khởi sự và ông đã được cơ hội đó. Rồi ông xin học một lớp hàm thụ về cơ giới, ông tự dự bị sẵn sàng để thời cơ tới là ông tiến.

Từ hồi đó trở đi, ông tiến mau: thợ rồi lên cai, lên đốc công, rồi đứng bán xe, rồi làm giám đốc một ngành.

Rồi ông đâm ra thèm lái xe nhanh, khao khát mạo hiểm. Lòng ông chỉ ước mơ tiếng vỗ tay và sự kích thích trong một cuộc đua xe. Ông biết rằng muốn vậy thì ông phải thay đổi con người của ông đi. Và ông quả quyết diệt tánh nóng nảy của ông. Ông tập tự chủ. Ông tập mỉm cười cho tới khi ông nổi danh về mỉm cười.

Nghề đua xe hơi cần có những gân cốt gang thép. Ông biết vậy. Cho nên ông bỏ hút thuốc, bỏ uống rượu, và mỗi tối cứ đúng mười hai giờ là  đi ngủ. Như vậy, hồi hai mươi lăm tuổi Eddie Reckenbacker thành một trong những nhà chạy đua xe hơi nổi tiếng nhất.

Và  đây mới là chuyện nực cười! Trong ba chục năm nay, ông lái xe hơi hàng trăm ngàn cây số, mà không hề có một giấy phép lái xe, ngay bây giờ cũng không có.

Ông không tin bùa. Bạn thân ông thường tặng ông các thứ bùa may, như chân thỏ, móng ngựa nhỏ xíu...Nhưng một hôm, ngồi xe lửa, ông liệng hết những bùa đó qua cửa sổ xuống cánh đồng Kansas.

Khi châu Mỹ dự cuộc đại chiến thứ nhất, khắp giới lái xe hơi ngưỡng mộ ông: ông vượt đại dương, qua Pháp lái xe hơi cho đại tướng Pershing. Nhưng lái xe cho đại tướng, đối với ông, là công việc buồn quá. Ông muốn hoạt động kia, và ông được hoạt động. Người ta cho ông lái phi cơ và  đưa ông một cây súng; trong mười tám tháng ông đã viết tên ông lên hàng đầu bảng phương danh những vị anh hùng trong đại chiến, và ngực ông đầy huy chương của ba chính phủ.


Trong một cuốn sách bán rất chạy, dầy ba trăm bảy chục trang, ông kể những trận anh hùng của ông. Cuốn đó nhan đề là Fighting the Flying Circus là một trong những chương rùng rợn nhất của lịch sử không quân.

(Theo Báo Gia đình Nguyễn Duy An Online )

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • 40 Gương Thành Công 31: Clarence Darrow
  • 40 Gương Thành Công 30: Anh Em Mayo
  • 40 Gương Thành Công 29: H. G. Wells
  • Giới siêu giàu Trung Quốc đua mua hàng khủng
  • 'Đại gia' của Kuala Lumpur
  • Những người giàu mới nổi - Phần 3: Lý Thư Phúc, người dám nghĩ dám làm
  • 40 Gương Thành Công 28: Al Smith
  • 40 Gương Thành Công 27: Đại Tá Robert Falcon Scott
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com