Trở thành doanh nhân đòi hỏi bạn phải động não nhiều hơn là làm việc đơn thuần. Và khi bạn suy nghĩ về việc trở thành một doanh nhân, điều đó không có nghĩa là phải thành lập một công ty.
Một trong những điều chắc chắn nhất mà tôi nghe các nhà doanh nhân nói đó là: "Tôi có ý tưởng lớn". Và lời khuyên họ thường nhận được là để lập ra một kế hoạch kinh doanh và biến nó thành kinh thánh. Hầu hết các doanh nhân đều tin chắc rằng không có gì tốt hơn một kế hoạch chắc chắn đi kèm với một ý tưởng tuyệt vời.
Đừng nhầm lẫn giữa một doanh nhân với một nhà đầu tư. Ý tưởng lớn lúc nào cũng có rất nhiều. Chính hành động sẽ tạo ra sự khác biệt giữa một doanh nhân và một nhà đầu tư. Nếu bạn chỉ muốn tập trung vào những ý tưởng đó, thì bạn chỉ trở thành một nhà đầu tư - chứ không phải là một doanh nhân.
Bạn là nhà đầu tư hay doanh nhân?. Ảnh: salem-news.com |
Và đối với các kế hoạch, các doanh nhân có lẽ dùng nhiều thời gian hơn vào các kế hoạch kinh doanh hơn là làm một điều gì khác. Nhưng các kế hoạch kinh doanh thường không hữu dụng, thậm chí còn phản tác dụng; một châm ngôn cổ đã nói rằng "kế hoạch là tất cả; kế hoạch cũng không là gì" (theo lời chính trị gia Eisenhower) có thể không thật chính xác đối với nghiệp kinh doanh.
Điều quan trọng chính là quá trình lên kế hoạch — nhưng cũng phải sẵn lòng vứt bỏ đi những kế hoạch đó.
Ưu điểm lớn nhất duy nhất mà bạn có khi khởi nghiệp đối với một công việc kinh doanh chính là khả năng nhạy bén, năng động, và thay đổi. Nếu bạn dựa quá nhiều vào ý tưởng của mình hoặc kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ thất bại.
Thomas Edison là người mà ai cũng cho rằng ông trở thành một nhà phát minh nhờ hàng ngàn ý tưởng ông đưa ra. Nhưng chính Edison lại nói mình không hề quan tâm đến các ý tưởng đó. Ý tưởng duy nhất mà ông quan tâm là những ý tưởng có thể thương mại hoá.
Ông nói: "Tôi hoàn toàn là một người ăn sổi hơn là một nhà phát minh". Thật vậy, hầu hết mọi người đều không nhận ra rằng bóng đèn không phải là ý tưởng của Edison. Edison luôn nghĩ mình là một nhà kinh doanh.
Lịch sử tràn ngập ý tưởng lớn — chúng không hề liên quan đến các nhà kinh doanh. Bạn cần phải nhanh nhẹn và cần phải hành động. Sony là một ví dụ điển hình. Một vài người biết rằng hãng Sony được thành lập dựa trên ý tưởng chào bán sản phẩm nồi cơm điện ra công chúng. Họ thất bại với ý tưởng đó, nhưng hãng Sony được như ngày nay bởi các nhà sáng lập đã sẵn sàng từ bỏ ý tưởng và kế hoạch ban đầu của họ.
Gillette cũng là một ví dụ điển hình khác của một công ty liên tục tự phát minh. Hàng năm họ đưa ra các sản phẩm mới làm thay đổi ngành công nghiệp của chính mình. Chúng ta có thể tung ra loại lưỡi dao lam cầm bằng hai tay, nhưng Gillette chứng minh rằng sự đổi mới công nghệ chỉ là sự thay đổi và phát triển, chứ không phải là các ý tưởng lớn.
Do vậy, đừng lo sợ phải vứt đi những kế hoạch kinh doanh của chính mình, mà hãy làm cho mình biết thích nghi và từ bỏ ý tưởng ban đầu… và để công ty của bạn thành công.
(Theo Phương Hạnh//Jeff Stibel//Tuần VN)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com