Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tỉ phú Warren Buffett: Không nên quá tin các hãng xếp hạng tín dụng

Phiên điều trần trước ban điều tra Hạ viện Mỹ về khủng hoảng tài chính (FCIC) ngày 2.6 của ông Raymond McDaniel, tổng giám đốc hãng xếp hạng tín dụng Moody's (Mỹ) kết thúc với câu hỏi lớn: nếu thông tin các hãng xếp hạng tín dụng đưa ra không đáng tin cậy, sự tồn tại của các hãng này có ý nghĩa gì?


Tỉ phú Warren Buffet, chủ tịch quỹ đầu tư Berkshire Hathaway: không nên quá phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng để mua bán hoặc giữ cổ phiếu.
Ảnh: AP

Ông McDaniel thừa nhận “thất vọng nặng nề” khi công ty ông đã cung cấp bảng xếp hạng thiếu chính xác trước đó, và nói rằng xếp hạng tín dụng chỉ là một công cụ, không phải là lời khuyên khi quyết định mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư. Theo ông, các nhà đầu tư không nên quá phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng mua, bán hoặc giữ cổ phiếu.

Tỉ phú Warren Buffett, nhà đầu tư cũng là cổ đông lớn nhất tại Moody's, cũng tham dự phiên điều trần trước FCIC đồng ý với nhận định trên của ông McDaniel. Tuy nhiên, ông Warren cho rằng cũng không nên đổ lỗi hoàn toàn cho các hãng xếp hạng tín dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính qua. Ông cho rằng các cơ quan xếp hạng tín dụng chỉ đưa ra xếp hạng tích cực cho các sản phẩm đầu tư liên quan đến thế chấp trước khi bong bóng nhà đất vỡ tan, và rằng các cơ quan này nằm trong
“nhóm không nhìn thấy sớm được dấu hiệu của khủng hoảng” như hàng triệu người dân Mỹ khác. Bản thân ông cũng không thấy trước sự sụp đổ của bong bóng nhà đất, và đây là bong bóng lớn nhất mà ông từng biết đến.

Thời gian qua, các cơ quan xếp hạng tín dụng (như Moody's, Standard & Poor’s và Fitch) bị chỉ trích nặng nề vì xếp hạng cao đối với sản phẩm đầu tư phức tạp do những thế chấp có độ rủi ro cao đảm bảo. Khi các chủ sở hữu nhà ở vỡ nợ, các cơ quan xếp hạng tín dụng hạ mức xếp hạng hàng tỉ USD các công cụ đầu tư, một trong những khởi đầu của khủng hoảng tài chính.

Việc xếp hạng tín dụng của ba hãng này bị quy là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của phố Wall, vì đã xếp hạng AAA cho các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp. Nhiều người chỉ trích các hãng này khó có thể công minh trong đánh giá khi ngay từ những năm 1970, người trả tiền cho các hãng chính là các công ty phát hành các loại chứng khoán chứ không phải nhà đầu tư.

Theo chủ tịch FCIC Phil Angelides, doanh thu của Moody's tăng từ 600 triệu USD năm 2000 lên 2,2 tỉ USD vào năm 2007, khi bong bóng nhà đất xảy ra. Công ty này xếp hạng tín dụng cao nhất cho 42.625 chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp trong vòng 5 năm.

Ông Phil Angelides đề cập đến việc đã có một số cảnh báo về khủng hoảng tài chính có khả năng xảy ra bị các hãng xếp hạng này bỏ qua. “Năm 2004, Cục điều tra liên bang (FBI) đã có một cảnh báo rằng bất ổn trong cho vay thế chấp đã trở nên rất nghiêm trọng, nếu không được kiểm tra, nó sẻ trở thành nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng lớn như cuộc khủng hoảng về cho vay và tiết kiệm”, ông Angelides nói. Nhưng ông Buffett khẳng định rằng chẳng ai từng nghe thấy những dự báo nào về các rủi ro khủng hoảng.

Quốc hội Mỹ đang cân nhắc đưa ra luật mới cho ngành như một phần trong quá trình cải tổ lĩnh vực tài chính. Chủ tịch FED đầu tháng 5.2010 cho biết có thể sẽ điều chỉnh luật hiện nay về các công ty xếp hạng tín dụng.

Tháng 10.2008, lãnh đạo 3 hãng xếp hạng tín dụng lớn nhất là Moody's, Standard and Poor's và Fitch đã bị Quốc hội Mỹ chỉ trích vì các hãng này thu lợi lớn trong khi chẳng đưa ra được bất kỳ cảnh báo nào về những chứng khoán liên quan đến thị trường thế chấp có độ rủi ro cao. Trong năm 2009, ba hãng Standard &

Poor's, Fitch và Moody's đều thừa nhận sai lầm khi đánh giá các sản phẩm vay dưới chuẩn tại Mỹ, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

( Theo K.D (tổng hợp) // SGTT Online)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • Vũ công bên mồ kẻ khác
  • Chuyện hậu trường đầu tư tài chính với Jeff Bussgang
  • Các tỷ phú Indonesia phất lên như diều gặp gió
  • Làm giàu nhờ bị hủy hôn
  • “Đại gia” từ thiện Yu Panglin
  • 10 CEO được trả lương “khủng” nhất năm 2009
  • Giải trí kiểu doanh nhân
  • “Mặt trận hở sườn“ của doanh nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com