Khởi nghiệp từ vị trí nhân viên đếm tiền trong ngân hàng, bằng sự nỗ lực không ngừng, Michael Bloomberg đã vươn lên Chủ tịch một hãng tin tài chính hàng đầu thế giới, người giàu thứ 11 ở Mỹ và thị trưởng đã 3 nhiệm kỳ của thành phố New York.
Trong vòng hơn 20 năm, Bloomberg đã biến 10 triệu USD tiền bối thường thôi việc thành hãng tin tài chính Bloomberg trị giá nhiều tỷ USD. Doanh nhân kiêm chính trị gia này còn là một nhà từ thiện tích cực, một phi công, và được xem là một trong những tỷ phú quyền lực nhất thế giới.
Michael Bloomberg sinh vào ngày Valentine 14/2/1942 trong một gia đình trung lưu ở ngoại ô Boston, bang Masachusetts và lớn lên ở thành phố Medford, cũng thuộc tiểu bang này. Cha ông là một kế toán làm việc 7 ngày mỗi tuần tại một công ty sữa địa phương để nuôi sống gia đình gồm 4 người.
Bloomberg tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins vào năm 1964 với tấm bằng cử nhân về kỹ thuật điện. Sau đó, ông tiếp tục học lên và nhận bằng MBA từ Đại học Harvard. Theo trangBusiness Insider, vào năm 1966, khi cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam đang ở giai đoạn đỉnh điểm, Bloomberg nộp đơn xin vào trường đào tạo sỹ quan không quân nhưng không được nhận vì có gan bàn chân phẳng.
Cũng trong năm đó, Bloomberrg được một ngân hàng đầu tư có tên Salomon Brothers ở New York nhận vào làm với mức lương khởi điểm 9.000 USD/tháng. Ban đầu, Bloomberg làm việc trong hầm chứa tiền của ngân hàng này. Trong cuốn sách tựa đề “Bloomberg on Bloomberg”, ông kể lại: “Quần áo lót của chúng tôi đẫm mồ hôi trong hầm chứa tiền chẳng có điều hòa không khí. Thi thoảng chí có một bịch 6 lon bia để giải tỏa cái nóng. Mỗi buổi chiều, chúng tôi phải đếm số trái phiếu và chứng chỉ cổ phiếu trị gia hàng tỷ USD được gửi vào ngân hàng để làm tài sản thế chấp cho các khoản vay qua đêm. Đến thập niên 1980, thì công việc như thế đã trở nên cổ xưa như chiếc xe ngựa kéo”.
Dần dần, Bloomberg thăng tiến lên những vị trí cao hơn và trở thành một nhà giao dịch trái phiếu và đối tác góp vốn ở Salomon Brothers vào năm 1972. Vào cuối những năm 1970, ông đảm nhiệm vị trí người đứng đầu bộ phận giao dịch cổ phiếu. Năm 1976, ông kết hôn với người vợ đầu tiên, bà Susan Brown. Họ có hai người con là Emma và Georgina trước khi ly dị vào năm 1993.
Năm 1979, CEO John Gutfreund của Salomon Brothers yêu cầu Bloomberg thôi vị trí quản lý mảng giao dịch cổ phiếu để tới làm việc ở bộ phận hệ thống máy tính khi đó còn non trẻ. Đây bị coi là một sự giáng chức đối với Bloomberg. Tuy nhiên, về sau, Bloomberg có lẽ phải cảm ơn Gutfreund vì những kinh nghiệm mà ông đã thu thập được ở nhiệm vụ mới này.
Vào ngày 31/7/1981, mọi thứ ở Salomon Brothers đã thay đổi. Buổi tối hôm đó, các thành viên của ngân hàng này được mời tới một cuộc họp và được thông báo, ngân hàng sẽ sáp nhập vào một công ty giao dịch hàng hóa có tên Phibro Corporation. Phibro là một công ty đại chúng, nên việc sáp nhập vào công ty này đồng nghĩa với việc Salomon cũng sẽ là một công ty đại chúng, và nhiều trong số thành viên của Salomon sẽ trở nên cực giàu. Tất cả đã ăn mừng trong đêm đó.
Nhưng lại có một bất ngờ nữa xảy ra. CEO John Gutfreund yêu cầu Bloomberg và một số nhân vật khác rời khỏi Salomon. Ở tuổi 39, Bloomberg rời khỏi ngân hàng này với gói bồi thường thôi việc 10 triệu USD gồm tiền mặt và trái phiếu chuyển đổi. Sau khi chính thức rời ngân hàng vào ngày 30/9/1981, Bloomberg đứng ra thành lập một công ty công nghệ thông tin riêng. Ông muốn đem tới sự minh bạch và hiệu quả cho những người mua và bán các công cụ tài chính.
Bloomberg đã bỏ 4 triệu USD trong số tiền bồi thường thôi việc 10 triệu USD mà Salomon Brothers trả cho ông để phát triển một hệ thống máy tính nhằm cung cấp thông tin về thị trường trái phiếu, vận dụng những kiến thức về kỹ thuật điện mà ông học được từ Đại học Johns Hopkins. Ban đầu, công ty của Bloomberg có tên là Innovative Market Solutions, bao gồm ông và 4 người khác hợp tác để tạo ra và lập trình một thiết bị đầu cuối máy tính (Bloomberg Terminal) cho phép các nhà giao dịch cập nhật thông tin về thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ.
Vào năm 1982, khách hàng đầu tiên của Bloomberg là ngân hàng Merill Lynch đã đặt mua vào lắp đặt 22 thiết bị đầu cuối máy tính có tên MarketMaster này. Bên cạnh đó, Merrill Lynch cũng chi 30 triệu USD để thâu tóm cổ phần 30% trong công ty của Bloomberg. Văn phòng của Bloomberg hiện nay ở New York có 22 bể cá, tượng trưng cho 22 thiết bị đầu cuối máy tính đầu tiên mà công ty bán được.
Thập niên 1980 là thời gian ăn nên làm ra của Bloomberg. Năm 1986, công ty đổi tên từ Innovative Market Systems thành Bloomberg L.P. Đến năm 1987, Bloomberg đã bán được thiết bị cuối máy tính thứ 5.000 và thiết lập nền tảng cho các hệ thống giao dịch của riêng mình. Năm 1989, Bloomberg mua lại 1/3 số cổ phần 30% mà Merrill Lynch nắm giữ với giá 200 triệu USD. Thương vụ này định giá Bloomberg ở mức 2 tỷ USD chỉ 8 năm sau ngày thành lập công ty.
Thập niên 1990 chứng kiến một loạt bộ phận truyền thông khác được thành lập trong Bloomberg L.P., bao gồm mạng tin tức Bloomberg Business News, đài phát thanh Bloomberg Radio, kênh truyền hình Bloomberg TV và tạp chí Bloomberg Markets Magazine.
Thiết bị Bloomberg Terminal thứ 100.000 đã được lắp đặt vào năm 1998. Với mức phí 1.500 USD/tháng mỗi thiết bị, công ty tư nhân của Bloomberg đã thu về khoản lợi nhuận khổng lồ. Đến thời điểm này, Bloomberg L.P. đã có văn phòng khắp thế giới và hiện diện khắp nơi trên các thị trường tài chính lớn. Hiện tại, công ty này đã có hơn 310.000 đăng ký sử dụng dịch vụ tin tức và thông tin tài chính và 15.000 nhân viên trên phạm vi toàn cầu.
Sau khi đã thành công trên thương trường, tỷ phú Bloomberg bắt đầu xuất hiện trên chính trường. Năm 2001, ông quyết định ra tranh cử chức thị trưởng thành phố New York với tư cách một ứn viên của đảng Cộng hòa. Trước đó, ông thuộc đảng Dân chủ, nhưng quyết định chuyển đảng với mong muốn có cơ hội giành thắng lợi lớn hơn.
Vào năm 2002, ông đã nhậm chức thị trưởng New York sau khi chi ra 74 triệu USD để vận động tranh cử. Ông chỉ nhận mức lương 1 USD/năm cho chức vụ này và đã nỗ lực hết sức để tái thiết khu vực bị phá hủy của New York trong sự kiện tấn công khủng bố ngày 11/9. Trở thành thị trưởng New York, Bloomberg thôi chức Giám đốc điều hành (CEO) của Bloomber L.P.
Nhiều người cho rằng, sau vụ 11/9, thành phố New York sẽ đối mặt với hàng loạt thách thức như tội phạm gia tăng, các doanh nghiệp rời đi, và thành phố sẽ mất nhiều năm để hồi phục. Tuy nhiên, kể từ khi nhậm chức vào năm 2002, thị trưởng Bloomberg đã giảm số người xin trợ cấp xã hội được 25%, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học tăng 40%, tội phạm giảm 35%, và góp phần tạo ra nhiều việc làm mới trong khu vực kinh tế tư nhân.
Hiện nay, Bloomberg đang ở trong nhiệm kỳ thị trưởng New York thứ ba. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Bloomberg, tỷ lệ ủng hộ ông đã có lúc giảm xuống còn 24%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã hồi phục nhanh chóng và với chiến dịch tranh cử tiêu tốn 85 triệu USD, Bloomberg đã trúng cử nhiệm kỳ thứ hai. Vào năm 2007, Bloomberg tuyên bố từ bỏ đảng Cộng hòa và trở thành một chính trị gia độc lập. Cuộc chạy đua tranh cử nhiệm kỳ thị trưởng thứ ba của Bloomberg tiêu tốn 90 triệu USD, nhưng đã đưa ông trở thành 1 trong 4 thị trưởng New York có nhiệm kỳ kéo dài nhất.
Tuy chỉ nhận lương 1 USD từ chức thị trưởng New York, Bloomberg sở hữu giá trị tài sản ròng 22 tỷ USD và là người giàu thứ 11 ở Mỹ theo xếp hạng của tạp chí Forbes. Ông cũng được cho là người giàu nhất ở New York.
Tính đến nay, tỷ phú Bloomberg đã dành 2,4 tỷ USD cho hoạt động từ thiện trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phát huy các sáng kiến của chính phủ, nghệ thuật và giáo dục. Riêng trong năm 2011, ông đã tài trợ 330 triệu USD cho các hoạt động này.
Giống như nhiều tỷ phú khác, Bloomberg cũng thích sắm nhiều nhà đẹp và máy bay. Tại New York, ông không sống trong dinh thự dành riêng cho thị trưởng là Gracie Mansion mà ông sống ở căn nhà riêng trị giá 17 triệu USD ở khu Upper East Side. Ông còn có một dinh cơ 10,5 triệu USD ở Bermuda, một căn nhà 10 triệu USD ở London, một biệt thự 20 triệu USD ở Southampton, bang New York, và một căn hộ 1,5 triệu USD ở Vail. Tính chung, ông có 11 dinh cơ khác nhau.
Vào năm 1976, Bloomberg đã học lái máy bay. Ông có niềm đam mê láy máy bay trực thăng và một khi đã lên chiếc máy bay trực thăng 6 chỗ ngồi Agusta SPA A109s trị giá 4,5 triệu USD của công ty, ông hiếm khi nhường quyền lái cho phi công chuyên nghiệp. Thậm chí, ông còn đích thân lái máy bay đưa bạn bè và đối tác từ New York tới Albany trên chiếc máy bay trực thăng của mình.
Những khi không lái máy bay, Bloomberg thường đi bằng tàu điện ngầm ở New York. Cả Bloomberg và bạn gái hiện tại của ông, bà Diana Taylor, một người làm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, thường xuyên sử dụng hệ thống tàu điện ngầm của thành phố này. Bà Diana Taylor cho biết, bà đi tàu điện ngầm đến chỗ làm mỗi ngày, còn thị trưởng Bloomberg cũng đi tàu điện ngầm từ nhà tới Tòa thị chính.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.
Có nhiều người lâm vào cảnh suy sụp sau khi gặp thất bại, cũng có không ít người đã đánh mất bản thân khi không gặt hái được thành công, song lại có nhiều người thất bại cả nghìn lần nhưng vẫn miệt mài làm lại, để rồi trở thành người nổi tiếng.
David K. Williams, tác giả của nhiều bài viết trên tạp chí HBR và Forbes, doanh nhân kỳ cựu, CEO của tập đoàn Fishbowl vừa đưa ra danh sách 10 doanh nhân đương thời có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới với những tư tưởng mang tính cách mạng.
Khởi nghiệp từ vị trí thư ký “quèn” tại Ngân hàng đầu tư Salomon Brothers, sau hơn 20 năm, Michael Bloomberg đã lập nên tập đoàn tài chính và truyền thông có tiếng trên đất Mỹ và là tỷ phú giàu thứ 11 nước Mỹ.
Những người chưa đám cưới mơ về áo cưới Vera Wang, những người phụ nữ đã ly dị nhớ về Vera Wang, và những ai đang hạnh phúc với cuộc sống gia đình sẽ không bao giờ hối hận vì đã chọn Vera Wang!
Không thiếu tiền nhưng các tỷ phú công nghệ cũng là những người chịu nhiều áp lực trong cuộc sống và công việc. Vì vậy, họ luôn chịu chi để có những nơi thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, đồng thời cũng là để thể hiện đẳng cấp.
Việc các nam, nữ doanh nhân của Trung Quốc khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời đang trở thành chủ đề nóng sốt được báo chí nước này khai thác một cách triệt để. Bởi lẽ xưa nay, chuyện người nghèo khó kiếm vợ, chồng có vẻ phổ biến hơn.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.