Họ là những doanh nhân thành đạt được cả thế giới ngưỡng mộ, có hàng tỷ USD trong tài khoản, đang điều hành những tập đoàn, công ty đa quốc gia và sở hữu những tài sản có giá trị như siêu du thuyền, máy bay, xe ô tô hạng sang, các biệt thự khắp thế giới và nhiều đồ trang sức có giá trị. Vậy họ đã làm gì để trở thành những người giàu có nhất thế giới?
Hầu hết trong số họ có một điểm chung là đều kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí, tài chính ngân hàng và bất động sản. Hoàng tử Alwaleed Bin Talal Al Saud là một ví dụ: Ông được đánh giá là người giàu nhất trong thế giới Ả Rập với khối tài sản ước tính khoảng 20,4 tỷ USD. Ông kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng và vận tải. Ngoài ra, Al Saud còn có một bộ sưu tập đồ trang sức ấn tượng, ông cũng sở hữu một hải cảng ở Pháp và nắm giữ nhiều cổ phần tại một số công ty ở Lebanon và Palestine. Một nguồn thu nhập khác đáng kể của ông đến từ các tài khoản tiền gửi tại một số ngân hàng lớn trên thế giới. Trong suốt sự nghiệp của mình, Hoàng tử đã đóng góp gần ba tỷ USD thông qua quỹ từ thiện mang tên ông và được biết đến như là một trong những nhà hảo tâm nhất thế giới.
Tập đoàn Kingdom Holding Company mà ông đang sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Mỹ, nắm giữ nhiều cổ phần tại các công ty danh tiếng như News Corporation, Time Warner, Apple và Ngân hàng Citi. Hoàng tử Al Saud nổi tiếng với câu nói "Mọi sự thành công đều không có giới hạn” và ông luôn tâm niệm rằng sẽ không bao giờ có thể với được đến đỉnh của một ngọn núi mà chỉ phấn đấu để hướng đến những đỉnh cao mới.
Hoàng tử Alwaleed Bin Talal Al Saud
Mohamed Bin Issa Al Jaber là người sáng lập kiêm giám đốc của tập đoàn MBI International, có trụ sở tại London, hoạt động ở khu vực Trung Đông, Châu Âu và Mỹ, có giá trị khoảng 12 tỷ USD. Tập đoàn quản lý một nhóm các công ty như công ty bất động sản Jadawel International, JJW Hotels & Resorts. Tập đoàn của ông hiện đang quản lý hơn 60 khách sạn và khu nghỉ dưỡng, giải trí ở Châu Âu và Trung Đông. Năm 1992 ông thành lập AJWA group, đây là một là một tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm và là công ty cung cấp thực phẩm lớn nhất ở Trung Đông. Ngoài ra MBI International cũng quản lý và vận hành một dàn khoan dầu và một công ty quản lý tài nguyên dầu khí.
Mohamed Bin Issa Al Jabe
Chắc hẳn mọi người đều đã nghe nói đến tên của tập đoàn gia đình Olayan. Được thành lập vào năm 1947, Tập đoàn Olayan, sở hữu hơn 50 công ty con, khởi đầu như một công ty vận tải hàng hóa. Năm 1954, người sáng lập của tập đoàn, Ông Suleiman Olayan, đã thành lập công ty Thương mại tổng hợp (GTC), kinh doanh phân phối đồ uống và thực phẩm. Sau đó, thông qua GTC, Suleiman đã mua lại một vài nhà phân phối độc quyền khác như Kimberly-Clark, General Foods, Pillsbury, Hunt Wesson, Cummins Engine, Kenworth và Atlas Copco. Ngoài ra tập đoàn này còn nắm giữ cổ phiếu của nhiều công ty có uy tín trên thế giới như MetLife, First Boston và AIG. Vợ góa của Suleiman là Mary và bốn người con chung gồm Khaled, Hayat, Huth và Lubna nhân được khối tài sản 11,9 tỷ USD.
Mohammad Al Amoudi giàu lên từ kinh doanh dầu lửa. Cha của Al Amoundi là người mang hai dòng máu Ethiopia và Yemen, ông đã định cư tại Ả-rập Xê-út năm 1965. Vợ ông, bà Sofia Saleh Al Amoudi, là một cổ đông lớn của công ty Midroc hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Thụy Điển và Ethiopia. Al Amoudi là một nghiên cứu sinh Triết học tại Đại học Addis Ababa và đã được trao Huân chương sao thái dương bởi nhà Vua Carl XVI Gustav của Thụy Điển. Hiện Al Amoudi đang sở hữu khối tài sản khoảng 10 tỷ USD
Gia đình Bin Ladin vốn nổi tiếng ở vùng Vịnh với khối gia sản lớn được hình thành từ tập đoàn công nghiệp xây dựng. Tập đoàn của họ hoạt động ở thánh địa Mecca và xây dựng các tòa nhà tôn giáo cách tân khác trong thế giới Ả Rập. Tập đoàn Bin Ladin Saudi được thành lập bởi Mohammed Bin Ladin, nhưng ông đã qua đời vào năm 1968 và con trai cả của ông là Salem đã tiếp quản tập đoàn nhưng cũng xấu số như người cha, ông mất năm 1988 trong một vụ rơi máy bay riêng ở Texas. Mohammed để lại 54 con trai, gái từ nhiều cuộc hôn nhân khác nhau. Mười ba người con của ông đã thừa kế quyền điều hành công ty. Ngày nay, Saudi Bin Ladin là một tập đoàn xây dựng khổng lồ ở khu vực Trung Đông và có rất nhiều các dự án mới đang được triển khai. Bên cạnh vùng Vịnh, Trung Quốc cũng là một thị trường tiềm năng mà tập đoàn hướng đến. Tập đoàn gia đình Bin Ladin đang quan lý khối tài sản ước tính là 9,80 tỷ USD.
Nasser Al Kharafi
Nasser Al Kharafi là một trong những người giàu nhất thế giới với tài sản ước tính khoảng 8,20 tỷ USD. Năm 1956 ông đã thành lập Tập đoàn Mohamed Abdulmohsin Kharafi và Sins WLL, một công ty bất động sản hoạt động tại Lebanon, Ả Rập Xê Út, Yemen, Tanzania, Botswana, Cairo, Kenya, Maldives, Abi Dhabi và Albania. Al Kharafi nắm giữ cổ phần tại một trong các công ty thức ăn nhanh của Mỹ và độc quyền nhượng quyền thương mại ở Trung Đông cho các thương hiệu như KFC, Wimpy, TGI Friday’s, Cadbury’s, Pizza Hut và Saint Sinnamon. Kharafi Group hoạt động tại hơn 25 quốc gia và có đội ngũ nhân viên lên đến hơn 100.000 người.
Khoury nổi tiếng về các hoạt động kinh doanh và các hoạt động hỗ trợ cho người dân Palestine. Ông quản lý Hiệp hội Doanh nghiệp của Palestine và các cổ đông lớn người Palestine gốc Ả Rập tại công ty đầu tư. Nhưng những thành công không thể đến nếu không có những kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Năm 1952, ông kết hợp với người em họ của mình là Hasib Sabbagh thành lập công ty Consolidated Contractors International Company (CCC), là một trong những công ty đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trong khối Ả Rập. Công ty CCC hoạt động chủ yếu ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, có các hợp đồng xây dựng ở hơn 40 quốc gia và có doanh thu lên đến 4 tỷ USD/năm. Ông sinh tại Safad, Palestine, nhưng Khoury đã chuyển tới Lebanon vào năm 1948 sau khi chiến tranh giữa người Ả Rập và Israel nổ ra và công việc đầu tiên của ông là xây dựng sân bay tại Tripoli. Hiện nay, ông sống ở Athens.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.
Ông Larry Ellison, Giám đốc điều hành (CEO) của hãng phần mềm Oracle, nổi tiếng là một tỷ phú “ăn chơi” của Mỹ. Một câu hỏi được đặt ra là ông lấy đâu ra tiền để tậu hàng loạt bất động sản, đảo, du thuyền và phi cơ trong khi không bán ra một cổ phiếu Oracle nào?
Nhiều người tỏ ra tâm đắc với câu nói "thời gian là hữu hạn, vì thế đừng phí thời gian vào việc sống cuộc đời của người khác" trong bài phát biểu của huyền thoại Steve Jobs tại trường Đại học Stanford năm 2005.
Sở hữu hãng thời trang bán lẻ lớn thứ tư thế giới, Tadashi Yanai đặt mục tiêu nâng số cửa hàng quần áo giá rẻ Uniqlo tại Mỹ từ 5 lên 1.000 trong thời gian tới nhằm nâng tổng doanh thu lên 50 tỷ USD vào 2020.
Tạp chí Hồ Nhuận (Hurun Report) vừa công bố danh sách thường niên 1.000 người giàu nhất Trung Quốc. Trong tốp 10 tỷ phú dẫn đầu xếp hạng này có 2 phụ nữ, 4 “đại gia” bất động sản, nhưng đứng ở vị trí đầu bảng lại là một doanh nhân đồ uống.
Cuộc đấu giữa một tỷ phú người Thái và hãng bia Heineken xung quanh việc giành quyền soát thương hiệu bia Tiger đã kết thúc. Trong đó, tỷ phú Thái thôi không ngăn cản Heineken thâu tóm Tiger, đổi lại ông này sẽ được hưởng khoản tiền không nhỏ.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.