Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ivan Glasenberg – bá chủ đế chế khai mỏ

Glencore của ông đang kiểm soát 60% thị trường kẽm, 50% thị trường đồng, 45% thị trường chì, 38% thị trường nhôm và gần 1/3 thị trường than đốt.
 
Nếu một tay7 viết truyện giật gân nào đó muốn nhào nặn ra một nhà buôn hàng hóa cơ bản bí hiểm, nắm trong tay khối tài sản khổng lồ cùng quyền lực chi phối thế giới mà gần như không hề xuất hiện trước công chúng thì ắt đó sẽ là hình ảnh phản chiếu của Ivan Glasenberg.

Hơn một thập kỷ qua nhà lãnh đạo mang quốc tịch Nam Phi của người khổng lồ trong ngành hàng hóa cơ bản Glencore đã là một trong những bí ẩn lớn nhất trong giới doanh thương toàn cầu.

Từ tòa trụ sở ẩn dật của mình tại tỉnh Zug, Thụy Sỹ (vốn nổi tiếng với mức thuế ít ỏi và vô số đại gia giàu có người nước ngoài), ông đã xây dựng nên một đế chế trị giá nhiều chục tỷ đôla, một công ty buôn bán lớn nhất thế giới đang thống trị nhiều thị trường, từ kẽm tới đồng, chì và than đốt.

Glencore khởi nguồn từ thời nhà buôn dầu lửa gây nhiều tranh cãi Marc Rich nên công ty ngay lập tức bị những người vốn nghi ngờ kiểu cách kinh doanh bí mật của Glencore chỉ trích. Năm 1974, công ty thành lập với tên gọi Marc Rich & Co. trước khi đổi tên vào năm 1994 sau khi Rich bán công ty cho ban quản trị. Lúc đó Rich đang phải trốn ở Thụy Sỹ để tránh bị truy tố về tội trốn thuế tại Mỹ.

Cho đến gần đây, ông Glasenberg, con người lỗ mãng và thẳng tính gia nhập công ty năm 1984, vẫn chưa làm gì nhiều để thay đổi thiên kiến này. Vì ngại xuất hiện nên ông hiếm khi phát ngôn trước công chúng, từ chối yêu cầu phỏng vấn và cũng rất hiếm có bức ảnh nào của ông.

Trong thời gian đó, ông tập trung biến Glencore trở thành một người khổng lồ và là một công ty hiếm hoi thực hiện tất cả các công đoạn từ thăm dò, sản xuất, marketing tới giao dịch. Khi mua lại của Marc Rich, công ty có giá 600 triệu đôla, nay giá trị của nó đã là 60 tỷ đôla.

Đầu tháng này, rút cục ông cũng phải bước ra khỏi bóng tối trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Glencore. Trong một sự kiện đã được tính toán rất kỹ như thế này thì như đã thành lệ, người lãnh đạo luôn công bố những mục tiêu tham vọng.

Mở đầu chiến dịch quảng bá này, Glencore khiến ngay cả các tay giao dịch viên (trader) dày dạn kinh nghiệm cũng phải giật mình khi tiết lộ một trong những bí mật được bảo vệ cẩn mật nhất tại Glencore: quy mô hoạt động giao dịch của công ty. Glencore hiện kiểm soát 60% thị trường kẽm, 50% thị trường đồng, 45% chì, 38% nhôm và gần 1/3 than đốt.

Ông Glasenberg, 54 tuổi, nay cực kỳ giàu có. Dù vậy cũng không nên bận lòng nếu ông vẫn muốn gìn giữ sự riêng tư của mình ở Thụy Sỹ. Rõ ràng việc xuất hiện trước công chúng lần này là một bước chuyển đầy khó khăn. Cái ngày công ty niêm yết, Glencore đã quá vụng về khi không giải thích mà trì hoãn thời điểm công bố vị Chủ tịch mới tới 8 tiếng, vì thế mà không ít người đã đặt câu hỏi về trách nhiệm của ông đối với công ty.

Ông Glasenberg đã kết hôn và có hai con, ông thích kể rằng mình theo nghiệp kinh doanh là chuyện ngẫu nhiên. Khi còn là sinh viên ngành kế toán tại ĐH Witwatersrand ở Johannesburg dưới thời phân biệt chủng tốc apartheidu ở Nam Phi, ông đăng ký một lớp về hàng hóa cơ bản. Lúc nhìn vào thành công của những nhà buôn nến sáp quốc tế là lần đầu đầu tiên ông bị cái nghề này quyến rũ.

Không lâu sau đó, ông chuyển tới Mỹ để theo học MBA tại ĐH Nam California tại Los Angeles. Sau khi hoàn thành khóa học, ông có bước ngoặt lớn trong sự nghiệp khi gia nhập Marc Rich & Co.

Công việc này rút cục cũng không đến được tay ông khi công ty phải thu hẹp hoạt động ở Mỹ sau khi Rich vướng vào vòng lao lý. Năm 1983, Mar Rich bị kết tội trốn thuế và phải tỵ nạn ở Thụy Sỹ cho đến khi TT Bill Clinton ân xá cho Rich vào ngày cuối cùng ông tại nhiệm hồi tháng 01/2001.

Tuy vậy, người ta nói với Glasenberg rằng ở Johannesburg có một công việc cho ông. Ông bắt đầu thử việc tại bộ phận vận tải với nhiệm vụ kiểm tra chi tiết các chuyến tàu để đảm bảo con tàu nào cũng sẽ xếp hàng đúng thời hạn.

Ấy chính là lúc ông học được chìa khóa mở ra cánh cửa thành công là gì: đó là quan hệ dài hạn. Tới nay ông vẫn nhớ như in điều dó.

Các đối thủ cũng như đồng nghiệp nói lúc nào ông cũng đang nghe điện thoại, thu thập tin tức mật hoặc củng cố các mối quan hệ. Dường như lúc nào ông cũng sẵn sàng nhảy lên máy bay và thương thảo một hợp đồng bằng cách tới viếng thăm một vị CEO hay một nguyên thủ quốc gia nào đó.

Sự nghiệp của ông rất trơn tru, sau 3 năm buôn than ở Sydney và sau đó là 2 năm ở Hong Kong và Bắc Kinh, vào đầu năm 1990, ông trở thành trưởng bộ phận than tại trụ sở của công ty tại thị trấn Baar nhỏ bé ở Thụy Sỹ.

Thăng tiến nhanh như Glasenberg không phải chuyện lạ ở Glencore, công ty này vốn nổi tiếng với khả năng đào luyện đội ngũ quản lý của mình. Tháng 01/2002, ông được khoảng 300 nhân viên sở hữu cổ phiếu vào thời điểm ấy bầu lên làm CEO để thay thế Willy Strothotte. Con số ấy nay đã tăng lên 485 người.

Là cổ đông lớn nhất nên sau khi IPO ông sẽ có một khối tài sản khổng lồ, nhưng ông vẫn chưa tiết lộ mình sở hữu bao nhiêu cổ phiếu và không hề có ý định làm vậy cho đến tận những phút cuối. Tuy vậy, ông đã hứa chừng nào còn làm việc cho Glencore thì sẽ không bán một cổ phiếu nào.

Có thể hơi kín đáo nhưng rõ ràng tính cạnh tranh và sự lạnh lùng của ông cũng rất đáng nể. Là người mê thể thao nên suýt nữa ông đã được dự tranh Olympic 1984 trong môn đi bộ nhanh. Khi ấy vì chế độ phân biệt chủng tộc nên Nam Phi bị cấm tham dự, người đàn ông gốc Do Thái này muốn dự thi với quốc tịch Israel nhưng không thể hoàn thiện hồ sơ kịp thời gian.

Ông coi mình là một doanh nhân thẳng thắn căm ghét những trò ba hoa của giới doanh nghiệp.

Các đồng nghiệp nói ông hiện thân cho văn hóa của Glencore, công ty vốn tự hào về những nhà buôn kiên gan sẵn sàng lao vào những nơi người khác không dám như Colombia vào đầu những năm 1990 và Congo vào đầu những năm 2000. Những phi vụ mạo hiểm ấy khiến Glencore nổi danh là một hãng buôn mạo hiểm luôn biết lợi dụng các chính phủ yếu kém, Glasenberg mạnh mẽ bác bỏ điều này.

Vài năm trước, khi phát biểu tại ĐH Nam California, ông nói với các sinh viên rằng một khi đã chọn cho mình một cái nghiệp, phải “hiến thân cho nó và dành từng giây từng phút để làm việc”.

Ông nói thêm: “Để thành công, trong bước đầu sự nghiệp các bạn phải hy sinh rất nhiều, nhưng để đi trước đối thủ, bạn phải làm việc thật chăm chỉ. Có thể nhiều người sẽ nói may mắn là quan trọng, nhưng tôi nghĩ rằng bằng làm việc chăm chỉ để đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội nào, các bạn sẽ tự tạo ra may mắn cho chính mình.”
 
(Theo Cafef)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • Từ cậu bé bán đậu phộng trở thành CEO quyền lực nhất phố Wall
  • Một số nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới năm 2011
  • Những doanh nhân quyền lực nhất châu Á
  • “Cha đẻ” đĩa CD tạ thế
  • Làm giàu bằng nghề đi kiện thư rác
  • Giải mã thế giới nhà giàu Mỹ qua các con số
  • Bài học kinh doanh từ bà chủ hãng mỹ phẩm Bésame
  • Con đường thành công của T. Harv Eker
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com