Suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho nhu cầu mọi loại hàng hóa cơ bản như sắt thép hay ngũ cốc giảm sút. Nhưng mỗi ngày vẫn có những túi kim cương lớn được chuyển về công ty đá quý quốc doanh Alrosa của Nga.
Về tới khu vực tiếp nhận, số đá này ngay lập tức được rửa sạch, phân loại theo kích thước, độ trong, hình dáng, và chất lượng. Sau đó, thay vì được đưa ra thị trường thế giới để tiêu thụ, số kim cương này được đóng gói và cất giữ cẩn mật trong kho. Tính ra, mỗi tháng, Alrosa tích thêm số kim cương có tổng trọng lượng lên tới 3 triệu carat.
Chị Irina V. Tkachuk là một trong số hàng trăm công nhân, chủ yếu là phụ nữ, được thuê để phân loại kim cương ở Alrosa. Mỗi ngày chị nhìn thấy hàng nghìn viên đá quý loại này này. “Chẳng viên nào giống viên nào cả. Tất cả đều tuyệt đẹp”, chị nói.
“Sao đổi ngôi”
Năm 2009 này, Alrosa đã âm thầm đặt một cột mốc quan trọng khi vượt hãng De Beers của Nam Phi để trở thành nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, do tình hình ế ẩm trên thị trường kim cương thế giới, Alrosa đã không bán ra một viên đá nào trên thị trường từ tháng 12 năm ngoái tới nay nhằm tránh đẩy giá xuống sâu thêm.
Như vậy, nước Nga bỗng chốt đóng vai trò “phán quyết” giá kim cương thị trường toàn cầu. Quyết định khai thác và bán ra kim cương của nước này sẽ quyết định giá trị của những món trang sức gắn kim cương trong những năm tới. Đây có thể được xem là một trong những câu chuyện gây nhiều ngạc nhiên nhất trong lần suy thoái này.
Thời gian này là một thời điểm nhạy cảm để nước Nga, cũng như công ty Alrosa nơi Chính phủ Nga nắm 90% cổ phần, bước lên “ngôi vương” trong ngành công nghiệp kim cương của thế giới.
Cho tới năm 2008, De Beers vẫn sản xuất khoảng 40% nguồn cung kim cương thô toàn cầu, còn Alrosa chiếm 25%. Nhưng do bị cấm tích trữ kim cương theo thỏa thuận chống độc quyền với Liên minh châu Âu (EU), trong khi thị trường kim cương thế giới xuống dốc dưới tác động của duy thoái, thời gian gần đây, De Beers phải đóng cửa nhiều mỏ khai thác.
Do thiếu vốn, chỉ riêng trong 6 tháng cuối năm ngoái, De Beers đã phải huy động thêm 800 triệu USD tiền vốn từ cổ đông. Trong quý 1 vừa qua, hãng này đã cắt giảm khoảng 91% sản lượng so với cùng kỳ năm trước. Những công ty khai mỏ đa dạng khác như Rio Tinto hay BHB Billiton cũng giảm sản lượng kim cương.
Về phần mình, Nga ngần ngại chuyện đóng cửa các mỏ khai thác kim cương vì đề phòng khả năng xảy ra bất ổn xã hội khi công nhân ở các mỏ này bị sa thải. Do đó, hiện tại, sản lượng kim cương thô của Alrosa đã vượt De Beers.
Găm hàng giữ giá
Là một nước sản xuất nguyên vật liệu thô hàng đầu thế giới, nhưng Nga không có truyền thống áp dụng những chính sách có tác dụng đẩy giá hàng hóa lên cao. Chẳng hạn, với giá dầu, Nga được lợi từ hoạt động cắt giảm sản lượng của OPEC, chứ không hề tham gia vào việc cắt giảm này.
Nhưng với kim cương thì khác. “Nếu không hỗ trợ giá kim cương, thì kim cương cũng chỉ là những mẩu carbon mà thôi”, ông Andrei V. Polyakov, một phát ngôn viên của Alrosa phát biểu khi được hỏi về chuyện công ty này găm hàng để giữ giá.
Giám đốc điều hành Sergei Vybornov của Alrosa đổ lỗi sự thừa mứa kim cương trên thị trường cho các nhà giao dịch kim cương đã dùng những viên đá quý này để thế chấp vay tiền ngân hàng. Khi thị trường tín dụng cạn khô vào mùa thu năm ngoái, các nhà băng và chủ nợ khác đã tịch thu số kim cương này và ồ ạt bán ra thị trường.
Thị trường bán buôn kim cương đã qua đánh bóng trị giá 21,5 tỷ USD trong năm 2008 được dự báo sẽ giảm sút xuống còn 12 tỷ USD trong năm nay. Giá kim cương thô còn giảm nhanh hơn. Trong những phiên đấu giá gần đây, giá kim cương thô đã giảm khoảng 75% so với mức đỉnh ở tháng 7 năm ngoái. Được biết, thông thường, khoảng 60% trọng lượng của một viên kim cương thô bị biến thành bụi hoặc bị cắt bỏ trong quá trình mài cắt, đánh bóng.
Không chỉ ở phương diện sản lượng, những hoạt động khác trong ngành công nghiệp khai thác và chế tác kim cương, nước Nga cũng đang nắm vai trò lãnh đạo.
Mùa thu năm ngoái, Alrosa đã khởi động Sáng kiến St. Petersburg, cùng với De Beers và các nhà sản xuất kim cương lớn khác đầu tư vào hoạt động quảng cáo chung cho loại đá quý này, tương tự như khẩu hiệu “Diamonds are forever” (Kim cương là vĩnh cửu) mà De Beers từ lâu vẫn quảng bá. Nước Nga đã tiếp quản lại nhiệm vụ này do De Beers chuyển sang tập trung vào việc quảng cáo cho sản phẩm đá quý mang thương hiệu của riêng họ.
Trước đây, trên thị trường kim cương thế giới, nước Nga không lộ diện nhiều, có lẽ do chính quyền Liên Xô cũ không muốn cổ xúy cho một sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ bởi tầng lớp giàu có ở các nước tư bản. Trên thực tế, Liên Xô cũ khi đó đã ký thỏa thuận bí mật bán kim cương ở vùng Siberia cho De Beers theo cách thức sao cho không khiến giá kim cương trên thị trường bị đẩy xuống.
Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, ngành công nghiệp kim cương của Nga đã lập liên minh chính thức với De Beers. Theo đó, Nga bán cho De Beers một nửa sản lượng kim cương hàng năm với giá rẻ, nhằm hỗ trợ cho chiến lược quảng cáo cho kim cương nói chung mà De Beers đã thực hiện vào những năm 1990, chủ yếu tại thị trường Mỹ.
Tìm khách mua sỉ
Tới nay thì nước Nga đã ở vị trí thống lĩnh ngành sản xuất kim cương của thế giới. Ông Charles Wyndham, người trước đây làm công tác giám định kim cương trong De Beers, cho rằng, cho thời điểm hiện nay, Nga đã thực hiện quá trình chuyển giao quyền lực này tương đối trôi chảy. “Ai nói gì về người Nga thì cứ nói, chắc chắn là họ không ngốc tí nào”, ông Wyndham nhận xét.
Ngoài việc găm hàng để có chờ giá cao, nước Nga còn tìm kiếm các nhà đầu tư mua vào kim cương để tích trữ giống như trữ vàng. Về bản chất, đây là chương trình nhằm san bớt chức năng tích trữ kim cương sang cho các nhà đầu tư. Đổi lại, hai bên cùng có cơ hội được lợi khi thị trường kim cương phục hồi trong thời gian tới.
Giám đốc điều hành Sergei Vybornov của Alrosa cho hay, ông đã tham gia thuyết phục ngân hàng trung ương Angola, nước thu nhiều tiền từ xuất khẩu dầu, mua 30% sản lượng kim cương của công ty này tại các mỏ ở Angola.
Ngoài ra Alrosa còn tìm kiếm những khách hàng mua sỉ kim cương thông qua những hợp đồng dài hạn ở Bỉ, Israel, Ấn Độ và một số nơi khác. Hiện đã có 6 hợp đồng như vậy được ký, và theo đó, giá kim cương được xác định ở mức trung bình giữa mức đỉnh ở tháng 8 và mức giá ở cuối cuối năm ngoái, cố định trong thời kỳ nhiều năm.
Alrosa cũng hợp tác với một ngân hàng đầu tư Leader, một ngân hàng con của tập đoàn dầu khí Gazprom, để tiếp thị kim cương tới giới đầu tư. Theo kế hoạch này, các nhà đầu tư mua kim cương sẽ không được tuồn số kim cương này ra thị trường trong thời hạn vài năm.
Tại một trong số những xưởng mài cắt kim cương của Alrosa ở ngoại ô Moscow, ông Aleksandr A. Malinin, một cố vấn của Chủ tịch hãng Alrosa, cho khách xem một bộ sưu tập kim cương mẫu mà các nhà đầu tư có thể mua vào.
Trong chiếc hộp có kích thước bằng một chiếc máy tính xách tay, những viên kim cương lớn 10 carat có giá khoảng 400.000 USD mỗi viên, và những viên nhỏ hơn có giá từ 16.000-100.000 USD. Chắc chắn bộ sưu tập này có giá nhiều triệu USD, nhưng với bối cảnh thị trường kim cương xuống dốc như hiện nay, khó có thể đoán biết được mức giá chính xác là bao nhiêu.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.
Tạp chí Forbes đã công bố bản danh sách 100 người phụ nữ đầy quyền lực trên thế giới năm 2008, từ lĩnh vực chính trị, kinh doanh đến nghệ thuật… và cả những người là vợ của các tỉ phú (điều hành được cả chồng lẫn doanh nghiệp!). Những phụ nữ trong danh sách này đang điều khiển 26.000 tỉ USD khắp thế giới. Họ là ai?
Sự kiện Yahoo bổ nhiệm bà Carol Bartz làm tân CEO của tập đoàn đã góp phần nâng cao vị thế của phái nữ trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt ngày nay.
Công việc kinh doanh nhà hàng, khách sạn đang trên đà phát triển tốt, đột nhiên Trần Ngọc Thanh bỏ ngang trước sự ngỡ ngàng, khó hiểu của gia đình và bạn bè. Sau hai năm không thấy anh xuất hiện trên thương trường thì một hôm, người dân Phố cổ ai cũng sửng sốt và bất ngờ trước sự ra đời của hãng Taxi Hội An mang trên mình logo Chùa Cầu - hãng Taxi tư nhân đầu tiên ở phố Hội của một chủ doanh nghiệp trẻ.
Trong danh sách những doanh nhân thành đạt trên lĩnh vực công nghệ thông tin của thế giới, nếu ở Mỹ có Bill Gates, ở Nhật có Masayoshin Son thì ở Ấn Độ sẽ là Narayana Murthy.
Dòng họ Rothschild là một trong những dòng họ Do Thái lâu đời nhất, nổi tiếng nhất, giàu có nhất và số phận cũng thăng trầm nhất ở nước Đức. Từ thế kỷ 17 đến nay, dòng họ này luôn có được những đại diện thành danh trong kinh doanh và có vai vế trong xã hội, nhưng không ai sánh được với Nathan Rothschild.
Nhìn vào danh sách những tỷ phú hàng đầu thế giới năm 2007 do Tạp chí Forbes (Mỹ) công bố, nhiều người đặt câu hỏi: "Không biết họ làm thế nào để trong một ngày có thể làm ra một số tiền mà có cả đời mình cũng không kiếm được?"
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.