Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nữ chiến lược gia 'chân đất' của đế chế Pepsi

Thật khó tin rằng người phụ nữ Ấn Độ mặc xa-ri, đi chân đất, có gương mặt phúc hậu lại là một trong những nữ doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại Mỹ như kết quả bình chọn trong hai năm liền của tạp chí Fortune.
Bà Indra Nooyi, sinh năm 1955 là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của PepsiCo từ tháng 10/2006.

“Hãy luôn là chính mình!”

Thể hiện mình một cách tự nhiên là phong cách của người phụ nữ - doanh nhân này. Đó cũng là bài học cho sự thành công đầu tiên trên thương trường của Indra.

Năm ấy, sau khi tốt nghiệp Đại học Yale, cô gái trẻ Indra đến phỏng vấn ở một công ty nọ trong bộ đồ vét gò bó, cứng nhắc và mất tự tin. Cô đã trượt vỏ chuối!

Nhận được lời khuyên của một người thầy cũ, cô quyết định đi phỏng vấn xin việc trong bộ xa-ri truyền thống của Ấn Độ, một trong những trang phục cô yêu thích nhất… và đã được nhận vào làm việc tại Boston Consulting Group.

Sau khi thử sức ở một vài công ty khác, năm 1994, Indra Nooyi trở thành phó chủ tịch phụ trách chiến lược và phát triển của PepsiCo, một tập đoàn có bề dày lịch sử cả một thế kỷ, một trong những công ty hàng đầu thế giới của ngành kinh doanh nước giải khát và ăn uống.

Indra là người luôn dân chủ trong công việc. Bà thường thẳng thắn trao đổi ý kiến với đồng sự và lắng nghe những đề xuất của họ. Ở công sở, bà đi chân đất, tác phong nhẹ nhõm, thoải mái, luôn mặc xa-ri trong các dạ tiệc, không tỏ ra quan cách, sẵn sàng làm “hoạt náo viên” trong các cuộc vui. Bà hát hay và thích nhảy múa.

Những đặc điểm này khiến bà rất được nhân viên ưa thích. Bà tổ chức các cuộc thi nhảy và khuyến khích nhân viên giữ “form”, điều đặc biệt cần thiết cho việc quảng cáo các sản phẩm nước uống và thực phẩm ít ca-lo.

Không ngừng đổi mới

Ngay từ khi “chân ướt chân ráo” vào PepsiCo, Indra đã không hài lòng với cơ cấu tổ chức doanh nghiệp của tập đoàn. Indra phải bỏ rất nhiều công sức và vận dụng tất cả khả năng thuyết khách của mình để chứng minh sự cần thiết của việc tiến hành cải cách bộ máy.

Theo sáng kiến của Indra, ngành hẹp là đồ ăn nhanh được tách ra thành hướng phát triển riêng cùng việc thành lập Công ty YUM! Brands Inc. nắm giữ mạng lưới nhà hàng KFC, Pizza Hut, Taco Bell. Nhờ vậy, PepsiCo phát triển nhịp nhàng hơn, thu nhập cao hơn và cũng tăng được vốn đầu tư.

Indra là người không mệt mỏi trong việc tự đặt ra cho mình các bài toán khó rồi lại tìm lời giải. Trong thời gian từ 1994 đến 2000, bà đã đưa ra rất nhiều đề xuất khả thi trong chương trình cải tổ tập đoàn.

Năm 2000, bà được bổ nhiệm làm giám đốc tài chính của PepsiCo. Ở vị trí này, bà còn phát huy sự năng động hơn nữa: mua công ty sản xuất nước quả Tropicana với giá 3,3 tỷ USD.

Một trong những quyết sách có hiệu quả của bà là việc cổ phần hóa công ty con của PepsiCo là Pepsi Bottling Group Inc. Kết quả là một loạt các thương hiệu có tiếng đã sát nhập: Quaker Oats, Gatorade, Gatorade, South Beach Beverage (SoBe), Cheetos.

Chỉ một năm sau khi Indra được cất nhắc, doanh thu của PepsiCo đã tăng lên đến 40%. Năm sau nữa – 70%! Khi Steve Reinemund rút lui khỏi vị trí chủ tịch kiêm giám đốc điều hành PepsiCo để nhường ghế cho Indra Nooyi, ông đã tỏ ý tin tưởng vào thành công của bà và cho rằng, chiến lược tái cơ cấu công ty đã nói lên tất cả về năng lực của người phụ nữ này.

Indra không hề giấu giếm những bí quyết thành công của mình, quan trọng nhất là – không ngừng đổi mới chiến lược makerting. “Một hình thức kinh doanh được đưa vào hoạt động đồng nghĩa với việc nó bị lỗi thời, bởi sẽ có ai đó bắt chước ngay”.

5 nguyên tắc vàng đưa Indra lên đỉnh cao ngày hôm nay:

1. Tiền, uy tín và quyền lực – đó không phải là mục đích tự thân của hoạt động kinh doanh. Một người chỉ được coi là thành đạt nếu cống hiến toàn bộ cuộc sống cho công việc mà mình yêu thích và say mê.

2. Đặt ra cho mình những mục tiêu lớn. Ngày bé, Indra thường tự chơi một “trò chơi tâm lý” như thế này: Tưởng tượng mình là giám đốc nhà băng, hay thủ tướng, rồi đề ra những kế sách hành động của mình trên những cương vị ấy. Quyết định sang Mỹ học vào năm 1978 là bước táo bạo đầu tiên thực hiện “mục tiêu lớn” của bà.

3. Phải học tập cả đời, không chỉ chú trọng đến lý thuyết mà cả kinh nghiệm thực hành. Càng ở vị trí cao, càng không được xa rời thực tế. Hiện nay, Indra Nooyi hàng tuần vẫn dành ra ít nhất là nửa ngày đi thăm các cửa hàng thực phẩm để có thông tin chính xác về thị trường và nhận phản hồi từ phía khách hàng.

4. Cần có những trao đổi tương tác với con người ở các nền văn hóa khác nhau, những nền văn hóa làm nên đặc trưng của xã hội nước Mỹ.

5. Ba điểm tựa quan trọng trong cuộc sống và hoạt động của một doanh nhân cần phải gìn giữ, đó là gia đình, bạn bè và tôn giáo. Nooyi là người sùng đạo, và bà tin rằng luôn nhận được ủng hộ và sức mạnh nếu giữ trọn đức tin đối với tôn giáo của mình.

Từ khi Nooyi Indra đầu quân cho PepsiCo, trị giá cổ phiếu của công ty tăng lên 2,5 lần. Nữ chiến lược gia “chân đất” của “đế chế Pepsi” hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh là người phụ nữ quyền năng số 1 trong giới kinh doanh.

 

(Theo báo Tiền Phong)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • CEO Ford nhận lương 1 USD
  • CEO GM lái xe vượt gần nghìn cây số xin giải cứu
  • Ông chủ cảng biển tư nhân đầu tiên của Ấn Độ
  • David Lawrence Geffen - tỷ phú trong thế giới điện ảnh
  • Liliane Bettencourt - Nữ hoàng vương quốc L’Oreal
  • Ông "bán Hambuger" làm xôn xao giới nghệ thuật Italia
  • Giám đốc Điều hành AIG nhận lương... 1 USD/năm
  • “Quán quân” hàng nội thất của Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com