Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Steve Jobs tiếp theo sẽ là người châu Á ?

Hiện tượng Steve Jobs được dự đoán khó xảy ra lần thứ 2 tại Mỹ vì chính sách 'hà khắc' với người nhập cư của Mỹ

Nếu không thay đổi chính sách với người nhập cư, nước Mỹ sẽ không thể có lại được Steve Jobs thứ hai.

Khi nội bộ chính phủ Mỹ đang tranh cãi nhau về chính sách đối với người nhập cư, nước Mỹ đang dần để mất đi thế độc quyền về nhân tài doanh nghiệp bằng cách đuổi người nhập cư Ấn Độ và Trung Quốc có trình độ cao về quê hương của họ.
 
Ai cũng biết Steve Jobs là con trai của một người nhập cư, sinh viên người Syria đến Mỹ vào thập niên 1950. Nhiều người không nhớ rằng nếu bố của Jobs đã cố gắng ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp, có thể ông sẽ chẳng bao giờ nhận được visa và Steve Jobs chưa bao giờ được sinh ra trên cuộc đời này.

Trong tuần mà doanh nhân vĩ đại Steve Jobs qua đời, lãnh đạo các doanh nghiệp và giới học giả kêu gọi chính quyền Washington hãy nới lỏng chính sách đang khiến nguồn cung nhân tài cho doanh nghiệp Mỹ cạn kiệt: chính sách hạn chế nhập cư với người có trình độ.

Giáo sư Vivek Wadwha tại đại học Harvard và Duke, một người nhập cư từ Ấn Độ, cảnh báo trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ: “Nước Mỹ đang mang đến món quà cực lớn cho Trung Quốc và Ấn Độ bằng cách đuổi nhân tài về chính quốc sau khi họ quá mệt mỏi với việc xếp hàng dài xin visa. Nói thẳng, đây là điều ngu ngốc nhất mà chúng ta có thể làm.”

Không thể nào phủ nhận đóng góp của lãnh đạo kinh doanh được ra bên ngoài biên giới Mỹ đối với kinh tế Mỹ. Một nghiên cứu vào năm 2006 cho thấy cứ 4 công ty công nghệ Mỹ thì có 1 công ty với CEO hay trưởng bộ phận công nghệ được sinh ra không phải ở Mỹ.

Ngoài ra, người lao động sinh ra ở nước ngoài cũng nắm 25% tổng bằng sáng chế mà công ty Mỹ đang sở hữu hiện nay.

Tại thủ phủ ngành công nghệ Mỹ, người nhập cư mở ra khoảng hơn 1 nửa trong số các công ty mới thành lập trong 10 năm qua. Và đối với khoảng 5.000 nghìn doanh nghiệp thuộc Inc 5000, hơn 25% có gốc châu Á.

Nhiều người sáng lập công ty công nghệ tại thung lũng Silicon ban đầu đến Mỹ để học vì nước Mỹ mang đến cho họ cơ hội học tập tốt. Phần lớn chuyên gia này, đặc biệt đến từ Ấn Độ và Trung Quốc, ở lại Mỹ để làm việc trong các viện nghiên cứu, trường đại học và công ty tư nhân. Họ ở lại Mỹ trong suốt quãng đời còn lại bởi cơ hội kinh doanh và nghề nghiệp tốt hơn nhiều so với quê hương họ.

Tuy nhiên dường như quan điểm của chính nhóm người này cũng đang thay đổi nhanh chóng. Giáo sư Wadhwa cho biết cách đây 6 năm khi ông hỏi sinh viên của mình liệu họ có ý định ở lại Mỹ hay không, gần như tất cả giơ tay.

Nay mọi chuyện cũng khác, ông cho biết: “Khi tôi hỏi câu hỏi tương tự, sinh viên của tôi tròn mắt nhìn tôi và nói: “Giáo sư đang nói gì vậy?”. Dường như suy nghĩ đó không còn tồn tại trong suy nghĩ của họ. Họ chỉ muốn ở lại Mỹ vài năm để một công ty Mỹ tuyển họ, họ có tên một công ty lớn trong hồ sơ và sau đó trở về quê với tấm bằng và kinh nghiệm làm việc danh giá.”

Điểm mấu chốt khiến trí thức nước ngoài tại Mỹ chán nản đó là họ phải gặp quá nhiều trở lại nếu muốn làm việc tại Mỹ.

Thứ nhất, chỉ khoảng 140 nghìn giấy phép ở lại Mỹ để sinh sống và làm việc (hay còn gọi là thẻ xanh) được cấp mỗi năm.

Không quá 7% con số trên được dành cho riêng công dân nước nào, vì vậy, người nhập cư đến từ nước đông dân như Ấn Độ hay Trung Quốc cũng không được ưu tiên gì hơn so với người đến từ Iceland hay Costa Rica.

Để có được visa, một doanh nhân châu Á có thể phải “chờ đến già”. Danh sách người Ấn Độ chờ nhận visa EB-3, visa phổ biến cho lao động có trình độ, dài dằng dặc. Loại visa H-1B, cho phép công ty Mỹ tuyển dụng lao động tài năng đặc biệt, cũng chỉ có khoảng 65 nghìn/năm.

Ông Steve Case, người sáng lập ra AOL và chủ tịch Hiệp hội khởi nghiệp Mỹ, phàn nàn: “Chúng tôi thu hút nhân tài tốt nhất của thế giới, cho họ hưởng nền giáo dục đẳng cấp và cuối cùng đuổi họ về quê hương để cạnh tranh lại với chúng tôi. Thật vớ vẩn.”
 
Theo CafeF

Theo CafeF

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • Những đại gia đình tài phiệt châu Á
  • Chân dung những người đàn ông 600 triệu USD
  • Ai sẽ thừa hưởng gia tài của ông 'vua Táo'?
  • Walmart: Câu chuyện thần kỳ '5 xu và 1 hào'
  • Chân dung 10 CEO Mỹ nhận lương cao nhất
  • 3P để trở thành doanh nhân
  • Một bác sỹ gốc Việt được chọn làm cố vấn của Tổng thống Mỹ
  • Vượt lên sự tuyệt vọng để làm kinh doanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com