Tỷ phú Michael Bloomberg, Thị trưởng New York, đồng thời là ông chủ của hãng tin tài chính nổi tiếng cùng tên.
Tạp chí chuyên xếp hạng Forbes của Mỹ vừa công bố danh sách những tỷ phú có quyền lực lớn nhất thế giới.
Đứng đầu danh sách này là tỷ phú Michael Bloomberg, thị trưởng New York, đồng thời là ông chủ của hãng tin tài chính nổi tiếng cùng tên.
Một trong những lý do mà Forbes dành cho Bloomberg sự đánh giá cao về quyền lực là vị tỷ phú này là người đứng đầu New York - thành phố lớn nhất và có tính đa dạng cao nhất ở Mỹ, với diện tích 790 km2, dân số hơn 8 triệu người, sử dụng 40 ngôn ngữ. Ông lãnh đạo 311.000 nhân viên làm việc cho chính quyền thành phố và quản lý ngân sách hàng năm 60 tỷ USD.
Từ khi trúng cử ghế Thị trưởng New York vào năm 2001, Bloomberg đã giúp tái thiết lại thành phố này sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng 11/9, áp dụng lệnh cấm hút thuốc lá trong các quán bar và nhà hàng, đồng thời đưa thành phố này trở thành một thành phố đi đầu ở Mỹ trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
Bất kỳ khi nào, vị thị trưởng này cũng sẵn sàng tham gia đàm phán với công nhân biểu tình, phối hợp hành động giữa các cơ quan thực thi pháp luật để chống lại các mối đe dọa khủng bố, hay giải quyết các sự cố như tai nạn giao thông…
Tuy nhiên, để được ngồi ở vị trí thị trưởng, Bloomberg đã phải chi không ít tiền. Năm 2001, ông đã bỏ ra 74 triệu USD tiền túi để tranh cử vị trí này. Sau đó, ông chi thêm 85 triệu USD để tranh cử ghế này trong 4 năm kế tiếp. Gần đây, ông đã thuyết phục được Hội đồng Thành phố New York để ông ra tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ ba.
Không chỉ thành công ở đường chính trị, tỷ phú này còn gặt hái thành công lớn ở hãng tin tài chính khổng lồ mang tên Bloomberg LP. Trong quá trình chủ nhân lãnh đạo thành phố New York, hãng tin này ngày càng lớn mạnh.
Hiện Bloomberg LP có 10.000 nhân viên tại 126 văn phòng toàn cầu. Việc nắm giữ 88% cổ phần trong công ty truyền thông này đã giúp nâng giá trị tài sản của Bloomberg lên con số 20 tỷ USD vào cuối năm ngoái, đưa ông vào hàng những tỷ phú giàu nhất ở Mỹ.
Khối tài sản này cộng với ảnh hưởng truyền thông và sức mạnh chính trị của Bloomberg đã giúp ông đứng đầu danh sách những tỷ phú quyền lực nhất hành tinh năm nay.
Cần nói thêm, theo xếp hạng các tỷ phú thế giới mà Forbes đưa ra tháng 3 năm ngoái, có 1.125 tỷ phú trên toàn cầu, nhưng không phải ai trong số họ cũng có nhiều quyền lực về kinh tế và chính trị.
Xếp sau tỷ phú Bloomberg trong danh sách những tỷ phú quyền lực nhất năm nay là Thủ tướng Silvio Berlusconi của Italy. Ông Berlusconi lãnh đạo một đất nước 58 triệu dân, với nhiều ngành nghề đa dạng, GDP hàng năm 2.400 tỷ USD và ngân sách quốc phòng khoảng 43 tỷ USD.
Công ty Fininvest của vị chính khách kiêm doanh nhân này hoạt động trong nhiều lĩnh vực gồm bảo hiểm nhân thọ, sản xuất phim và quản lý các đội thi đấu thể thao. Công ty này còn kiểm soát phần lớn thị trường truyền hình Italy.
Ngoài ra, ông Berlusconi còn nắm giữ nhiều cổ phần trong hãng xe Fiat và cổ phiếu của Fiat ngay đầu tháng này đã tăng giá 6% sau khi ông tuyên bố hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô của Italy.
Trong danh sách này của Forbes, các tỷ phú là chính khách kiêm doanh nhân bị bám đuổi sát nút bởi các tỷ phú kiểm soát thị trường hàng hóa thế giới.
Tỷ phú người Ấn Lakshimi Mittal kiểm soát 10% sản lượng thép toàn cầu qua công ty ArcelorMittal của ông. Mặc dù giá trị tài sản bị hao hụt tới 24,5 tỷ USD trong thời gian tháng 3-11/2008, tỷ phú này vẫn xếp ở vị trí thứ ba trong top 10 tỷ phú quyền lực nhất.
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet của Mỹ đứng thứ 4 trong danh sách này. Tập đoàn Berkshire Hathaway của ông bao gồm hơn 50 công ty con với tổng tài sản 118 tỷ USD tính tới năm ngoái.
Trong lần khủng hoảng này, Buffett được xem là “người hùng” khi bơm tiền cho khá nhiều tập đoàn khát vốn gồm Goldman Sachs, General Electric, Swiss Re… Ông còn đóng vai trò là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Mỹ Barack Obama trong quá trình tranh cử.
MC truyền hình nổi tiếng của Mỹ Oprah Winfrey được xem là nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất tới hành vi của người tiêu dùng Mỹ. Những show truyền hình của bà được phát sóng hàng ngày tại 141 quốc gia với hơn 46 triệu người xem.
Một khi được Oprah giới thiệu, một cuốn sách vô danh có thể bán chạy như tôm tươi. Một nhà tiếp thị nào đó có thể đưa sản phẩm mà anh ta giới thiệu vào chương trình của Oprah, người đó xem như đạt thành công rực rỡ nhất trong sự nghiệp.
Điều tra cho thấy, việc MC này ủng hộ ông Obama trong cuộc đua vào Nhà Trắng đã giúp ông giành thêm ít nhất 1 triệu phiếu ở phần tranh cử sơ bộ. Tuy nhiên, Oprah chỉ xếp ở vị trí thứ 20 trong danh sách này.
* Top 10 tỷ phú quyền lực nhất thế giới:
1. Michael Bloomberg (Mỹ), Thị trưởng thành phố New York, Chủ tịch hãng tin tài chính Bloomberg.
2. Silvia Berlusconi (Italy), Thủ tướng Italy, Chủ tịch tập đoàn Fininvest.
3. Lakshmi Mittal (Ấn Độ), Chủ tịch hãng thép AcelorMittal.
4. Warren Buffett (Mỹ), Chủ tịch tập đoàn Bershire Hathaway.
5. Vageit Alekperov (Nga), Chủ tịch tập đoàn Lukoil.
6. Carlos Slim Helu (Mexico), Chủ tịch tập đoàn America Movil và Telefonas de Mexico.
7. Mukesh Ambani (Ấn Độ), Chủ tịch tập đoàn Relian Industries.
8. Anh em Charles và David Koch (Mỹ), chủ tập đoàn Koch Industries.
9. Bill Gates (Mỹ), người sáng lập Microsoft.
10. Cha con Edward và Abigail Johnson (mỹ), chủ quỹ tương hôc Fidelity.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.
Tạp chí Finans vừa công bố danh sách những người giàu nhất nước Nga hiện nay. Giống như nhiều tỷ phú khác trên thế giới, phần lớn tài sản của các tỷ phú Nga đều bị hao hụt do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Người Mỹ chúa mê kem. Một trong những mác kem nổi tiếng nhất ở Mỹ là Ben&Jerry. Một trong những bí quyết thành công mấu chốt của Ben&Jerry là biết chế ra những mùi vị kem hết sức lạ.
Thời gian qua, nhiều giám đốc điều hành (CEO) của các doanh nghiệp lớn ở Mỹ, nhất là các tập đoàn nhận tiền cứu trợ từ Chính phủ nước này, đã gây ấn tượng khi tuyên bố chấp nhận mức lương 1 USD/năm.
Cái tên Ananda Krishnan có mặt khắp nơi, từ phim trường Hollywood đến trại nuôi ngựa ở Australia, từ trung tâm giải trí tại Malaysia đến tận những vệ tinh giữa vũ trụ bao la.
Cổ phiếu Apple sụt giảm khi Steve Jobs thông báo rằng ông phải rút lui khỏi công việc một thời gian để trị bệnh. Hiện thông tin được quan tâm nhất hiện nay là ai sẽ là người đảm nhiệm vị trí chèo lái Apple của vị CEO tài năng này.
Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc sản phẩm của tập doàn sản xuất xe hơi General Motors ông Bob Lutz sẽ nghỉ hưu vào cuối năm, sau 46 năm cống hiến cho ngành xe hơi Mỹ.
Nếu ai đó cho rằng, suy thoái không phải là thời điểm hợp lý để thành lập công ty, có lẽ họ nên nghĩ lại.
Tata Steel vừa được vinh dự trao tặng giải thưởng “Công ty của năm” theo bình chọn của tờ Thời báo Kinh tế tại Mumbai vào ngày 18 tháng 1, 2009. Đích thân ngài Thủ Tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã trao giải thưởng danh giá này cho ông B Muthuraman, Giám đốc điều hành của Tata Steel.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.