Nhà đầu tư, tỷ phú giàu thứ 2 thế giới, Warren Buffett.(Ảnh: Reuters).
Nhà đầu tư, tỷ phú Warren Buffett cho rằng nền kinh tế Mỹ đã thoát khỏi cơn nguy khốn và đang từng bước hồi phục.
Đồng thời, ông cảnh báo Quốc hội Mỹ phải nhanh chóng tìm cách giải quyết các món nợ khổng lồ có thể đe dọa làm xói mòn sức mua của người dân.
Trong một bài báo đăng trên tờ The New York Times, tỷ phú Buffett hoan nghênh các hành động của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng như của chính quyền tiền nhiệm George W. Bush và chính quyền Barack Obama hiện nay trong việc "bơm" hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, ông cho rằng những khoản tiền này đã đẩy Mỹ rơi vào tình trạng nợ nần cao, có thể gây ra lạm phát.
Tỷ phú Buffett, người điều hành tập đoàn đầu tư và bảo hiểm Berkshire Hathaway Inc. và được tạp chí Forbes xếp hạng là tỷ phú giàu thứ 2 thế giới với tài sản lên tới gần 50 tỷ USD, đã so sánh mối đe dọa của "các loại khí thải giấy bạc" đối với nền kinh tế giống như mối đe dọa của các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính đối với môi trường.
Ông dự báo ngân sách Mỹ sẽ thâm hụt khoảng 1.800 tỷ USD, tương đương với 13% Tổng thu nhập sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay.
Tháng 7 vừa qua, thâm hụt ngân sách của Mỹ lên tới mức kỷ lục 180,6 tỷ USD. Đây là lần thứ 3 trong vòng 30 năm qua Mỹ bị thâm hụt ngân sách trong 11 tháng liên tiếp.
Theo tỷ phú Buffett, nền kinh tế đang hồi phục sẽ không có khả năng tạo ra đủ nguồn thu để cân bằng thu chi. Vì vậy, cần phải có những thay đổi về chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.
Trong khi đó, Văn phòng Ngân sách và Quản lý Nhà Trắng (OMB) cho biết năm nay thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ chỉ ở mức 1.580 tỷ USD (tương đương 12% GDP của Mỹ), thấp hơn so với mức dự báo 1.840 tỷ USD đưa ra hồi tháng 5.
Lý do chính khiến OMB hạ dự báo thâm hụt ngân sách liên bang năm nay là do chính phủ không phải chi thêm khoản tiền dự phòng 250 tỷ USD cho gói cứu trợ tài chính thứ 2.
Các nhà kinh tế dự đoán môi trường kinh tế trông đợi được cải thiện sẽ giúp giảm thâm hụt ngân sách xuống 1.300 tỷ USD vào tài khoá 2010. Chính quyền Tổng thống Obama từng cam kết đưa con số đó xuống chỉ còn 533 tỷ USD vào tài khoá 2013.
Liên quan đến kinh tế Mỹ, danh sách người lao động bị mất việc làm trên khắp cả nước tiếp tục kéo dài là mối đe dọa chính đến sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 7 là 9,4%, trong khi số người nhận trợ cấp thất nghiệp vẫn tăng trong những tuần đầu của tháng 8.
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 20/8, tỷ lệ người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ đã tăng đột biến trong tuần thứ 2 liên tiếp mặc dù các số liệu khác cho thấy nền kinh tế đang dần bình ổn.
Trong tuần kết thúc ngày 15/8, số người nộp đơn là 576.000 người, tăng 15.000 người so với tuần trước đó.
Hiện tổng số người nhận trợ cấp thất nghiệp được điều chỉnh theo mùa của tuần kết thúc vào ngày 8/8 đã lên tới 6,24 triệu người, tăng 2000 người so với tuần trước đó.
Các nhà kinh tế cho rằng tỷ lệ thất nghiệp cao như vậy là đáng lo ngại, và trong bối cảnh thị trường lao động yếu, chi tiêu tiêu dùng sẽ tiếp tục phải trải qua thời kỳ khó khăn./.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.
Bằng một loạt câu hỏi chính xác nhưng hóc búa, thẩm phán liên bang Mỹ Jed Rakoff, vốn nổi tiếng “chí công vô tư”, đã vạch trần lối làm ăn tham lam và vô trách nhiệm của các nhà lãnh đạo ngân hàng lớn cũng như sự thiếu minh bạch của cơ quan kiểm tra các thị trường tài chính Mỹ (Securities & Exchanges Commission, SEC)
Là ông chủ nhà băng thành đạt nhất Ấn Độ, trong vòng 20 năm, Uday Kotak đã biến công ty của mình từ những bước khởi đầu chập chững thành một tập đoàn tài chính cỡ bự.
Dáng người thấp đậm, nước da ngăm đen, mặc "quần lửng, áo buông" với hàm râu vểnh là những "đặc điểm nhận dạng" anh Trần Xuất - một cựu chiến binh ở Đà Nẵng, chủ cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ Xuất Ánh.
Vay tiền đi xuất khẩu lao động Đài Loan làm giúp việc gia đình, chị thắt lòng để lại con nhỏ, mẹ già ở quê. Ngày trở về, không chỉ có vốn giắt lưng, chị còn mang được công nghệ sản xuất chè sạch của Đài Loan về.
Trên con đường chinh phục nghệ thuật, Guy Laliberté từng bước tiến vào kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp Cirque du Soleil và gặt hái được nhiều thành công rực rỡ.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.