Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những thương hiệu công nghệ chết vì công nghệ

Đổi mới và sự tồn tại. Tụt hậu và sự sụp đổ. Có lẽ đó là một quy luật không thể thay thế trong thế giới kinh doanh đặc biết là công nghệ. Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến nhiều sự ra đi đáng tiếc của không ít những tên tuổi lớn.

Dưới đây là một vài sự sụp đổ gây chú ý nhiều nhất. Lý do thất bại của họ có thể là nhiều nhưng hơn cả vẫn là sự chậm chễ và ì ạch trong quá trình đổi mới và cải tiến- yếu tố tiên quyết mang lại thành công của những gã khổng lồ hiện nay.

Kodak

Kodak là cái tên làm mưa làm gió trên thị trường công nghệ trong suốt hơn 1 thế kỷ. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây những tiến bộ về công nghệ đã giúp cho nhiều hãng công nghệ sáng tạo ra những chiếc điện thoại thông minh với tính năng chụp hình vượt trội, đánh bật các sản phẩm mang tên Kodak.

Trong khi đó Kodak lại có vẻ khá ì ạch trong việc thực hiện những nhiệm vụ cần thiết để cải tiến sản phẩm. Hậu quả là họ đã bị hất cẳng ra khỏi thị trường công nghệ sau khi tình hình kinh doanh liên tục trong tình trạng thua lỗ và nộp đơn xin phá sản vào cuối năm 2011.

Olympus

Olympus là một tập đoàn công nghệ hàng đầu của Nhật Bản đã làm chấn động thế giới bởi tuyên bố về khoản lỗ khổng lồ vài tỷ USD được giấu nhẹm trong nhiều năm.

Từng là một tập đoàn lớn với những sản phẩm nổi tiếng tuy nhiên mới đây thôi, những thông tin xung quanh vấn đề tài chính của công ty đã khiến cho giới đầu tư cũng như người quan tâm thất vọng. Không thành công trong việc đầu tư vào thị trường chứng khoán, kinh doanh không bù lại được các khoản lỗ. Thay vào đó, họ bịt mắt các nhà đầu tư bằng việc sử dùng các giấy tờ giả. Đây được xem là vụ gian lận làm rung động đất nước Nhật Bản cũng như thế giới. Nguy cơ về một sự sụp đổ của gã khổng lồ này là điều rất dễ xảy ra.

Sony Ericsson

Mới cách đây mấy hôm, Sony tuyên bố chính thức thâu tóm thương hiệu liên doanh từng một thời đình đám Sony Ericsson. Giờ đây, với sự có mặt có cái tên hoàn toàn mới Sony Mobile Communications, Sony Ericsson sẽ hoàn toàn bốc hơi khỏi thị trường công nghệ.

Với số tiền 1,5 tỷ USD, Sony đã mua lại số cổ phiếu còn lại và thống trị hoàn toàn công ty này. Được biết, trong thời gian qua, sự xuất hiện của nhiều hãng điện thoại thông minh trong đó có Apple đã thực sự làm Sony Ericsson điêu đứng. Họ đã gặp những khó khăn vô cùng ớn trong việc cạnh tranh với các tên tuổi lớn trong làng công nghệ hiện nay trong bối cảnh sự cải tiến công nghệ đang diễn ra như vũ bão. Chỉ sau vài năm, doanh thu của Sony Ericsson đã giảm đến gần 80%. Riêng năm 2009, số tiền thua lỗ lên tới vài trăm triệu USD.

Siemens

Hãng Siemens của Đức đã từng một thời là cái tên đình đám trên thị trường điện thoại di động thế giới. Họ cũng từng có những tham vọng to lớn như dẫn đầu làng công nghệ di động toàn cầu. Nhưng dường như ước mơ đó đã không thể trở thành hiện thực.

Vào những năm 2005, kinh doanh thua lỗ đã khiến cho hãng này bán chi nhánh sản xuất điện thoại của mình cho một tập đoàn Đài Loan là BenQ. Tuy nhiên chỉ hơn một năm sau đó, Siemens đã chính thức bị BenQ cho vào dĩ vãng khi tuyên bố phá sản do đầu tư không có lãi. Sai lầm của Siemens đã nhiều lần bị mổ xẻ nhưng nhiều ý kiến cho rằng sự thiếu nhạy bén trong các quyết định liên quan đến cải tiến cũng như lựa chọn các nhà đầu tư chính là nguyên nhân dẫ đến sự biến mất của cái tên German Siemens trên thị trường.

Compaq

Compaq cũng từng là cái tên đình đám trong giới công nghệ trong khoảng hơn chục năm về trước. Họ là nhà cung cấp máy tính cá nhân lớn nhất thế giới trong thời gian đó. Ngày nay, người tiêu dùng máy tính vẫn còn được nghe thấy cái tên Compaq nhưng đáng tiếc rằng, hiện nó không còn đứng độc lập mà bị gắn với cái tên lớn -HP.
Năm 2002, do không thể trụ vững trên thị trường, Compaq đã bị bán lại cho HP với giá 25 tỷ USD.

Nortel

Nortel là nhà cung ứng các thiết bị công nghệ lớn nhất khu vực Bắc Mỹ của Canada đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 1 năm 2009. Công ty kể từ đó đã bán các đơn vị kinh doanh của mình cho các tập đoàn lớn như Apple, Microsoft với ít nhất hơn 7 tỷ USD.
Hitachi

Cho ra đời những chiếc Tivi đầu tiên vào năm 1956, hãng điện tử Nhật Bản đã trởi thành một tên tuối không hề nhỏ trên thị trường toàn thế giới. Vừa qua họ đã đưa ra thông báo chính thức về việc sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất Tivi tại Nhật Bản. Nguyên nhân của quyết định này là Hitachi không thể cạnh tranh được với các đối thủ quá lớn trên thị trường như LG, Samsung, Sony...

Trong bối cảnh cạnh tranh vô cùng khốc liệt, giá sản phẩm của hãng này liên tục giảm trong khi đó chi phí gia tăng dẫn đến doanh thu sụt giảm mạnh.

Ngoài những cái tên được kể tên trên, thế giới công nghệ còn chứng kiến nhiều tên tuổi khác đã dần bị "khai tử" khỏi thị trường như dot- com, Palm hay WorldCom...

(VEF)

  • Bí mật trong logo của các thương hiệu nổi tiếng
  • Bên trong Google
  • Cuộc cách mạng “H&M”
  • 10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới
  • Ông chủ Trung Nguyên tiếp tục chê bai Starbucks
  • Hàng hiệu đắt cũng có... lý
  • Lý do nhiều người thích đầu quân vào Google
  • Nhiều thương hiệu có thể sẽ tối giản logo
  • Những sự thật bất ngờ về Facebook
  • Những nhà bán lẻ số một thế giới
  • Những công ty Mỹ lâm cảnh “phú quý thụt lùi”
  • Bên trong đại bản doanh mới của Facebook
  • Văn hóa Google nhìn từ việc ăn nghỉ của nhân viên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com