Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Sóng ngầm” buôn lậu vùng biên (Bài 2)

Lực lượng chức năng xử lý các đối tượng chở thuốc lá lậu tại Châu Đốc (An Giang)
Tình trạng buôn lậu những tháng cuối năm diễn biến phức tạp và đang có xu hướng gia tăng mạnh tại khu vực vùng biên thuộc các tỉnh phía Nam như An Giang, Long An, Tây Ninh.
 
Bài 2: An Giang, Tây Ninh: địa bàn nóng về buôn lậu

An Giang - địa bàn nóng về buôn lậu

Biên giới An Giang được xem là địa bàn “nóng” về hoạt động của tội phạm buôn lậu hàng hoá, ma túy. Mùa khô, gánh đầu nậu thuê dân đai vác hàng hoá nhỏ lẻ nhập lậu qua biên giới trên khắp các cánh đồng. Mùa nước nổi dùng xuồng nhỏ gắn động cơ lớn để vận chuyển hàng hoá nhập lậu đi qua những đồng nước mênh mông.

Năm nay, người dân các huyện Hòn Đất, Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) cũng đã tận mắt chứng kiến dân tải thuốc lá phóng xe hết tốc độ trên Quốc lộ 80. Ông Trần Văn Trung, người dân sống ven quốc lộ cho biết, hoạt động này xuất hiện rầm rộ thời gian gần đây. Họ thường đi thành nhóm vài ba người, mỗi người 1 xe, chở thứ gì trong bao chất ngập cổ ngập đầu. Thời gian hoạt động thường là sáng sớm, chiều tối hoặc giữa trưa. 

Theo Cục Hải quan Kiên Giang, từ đầu năm tới nay, cơ quan này chỉ phát hiện và bắt giữ khoảng 40 vụ buôn lậu trị giá trên 300 triệu đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2009. Có lẽ, những vụ buôn lậu hoạt động ngoài giờ hành chính đã vượt tầm kiểm soát của các lực lượng chức năng.

Ngay trên tuyến Quốc lộ 91 từ Châu Đốc về Long Xuyên (tỉnh An Giang), xe hai bánh tải thuốc lá lậu đua tốc độ khiến các phương tiện khác phải nhường đường là chuyện không lạ. Chỉ có điều lạ là, họ di chuyển một cách công khai, thậm chí còn thách thức cả lực lượng quản lý xã hội. Cơ quan quản lý thị trường cho rằng, các đối tượng buôn lậu vận chuyển hàng hoá nhập lậu tổ chức người giám sát tại trụ sở làm việc của các lực lượng chức năng, hoặc đi trước dẫn đường để thông tin cho các đối tượng vận chuyển khi phát hiện ra lực lượng chức năng.

Từ năm 2005 đến nay, Cục Hải quan An Giang đã bắt giữ, xử lý 880 vụ vi phạm pháp luật hải quan, trị giá hơn 40 tỷ đồng. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy cũng phát hiện, bắt giữ 4 vụ vận chuyển ma túy từ Campuchia về Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Thành, Phó trưởng phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm thừa nhận, với 6,6 tỷ đồng giá trị hàng hóa phát hiện, bắt giữ được trong năm nay, dù gần gấp đôi năm 2009, nhưng vẫn chưa phản ánh hết thực tế hoạt động buôn lậu. Tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp tùy chênh lệch giá giữa thị trường trong nước với thị trường Campuchia, hoặc theo nhu cầu tiêu dùng của người dân như đối với một số mặt hàng: đường cát tăng vào dịp lễ, Tết.

Nghị định 76/2010/NĐ-CP về tăng cường biện pháp xử phạt hành vi buôn lậu thuốc lá lên đến 100 triệu đồng, đồng thời tịch thu phương tiện và xử lý hình sự đối với hành vi buôn lậu thuốc lá từ 1.500 gói trở lên. Tuy nhiên, cơ quan chức năng An Giang cũng chỉ mới bắt giữ và xử lý khoảng 900.000 gói thuốc lá lậu các loại. Số lượng lọt ra thị trường bao nhiêu rất khó xác định.

Tây Ninh - buôn lậu thuốc lá diễn biến phức tạp  

Ngược lên Tây Ninh trong những ngày này mới thấy, tình hình buôn lậu thuốc lá ở các huyện biên giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Những địa bàn nóng trước đây như huyện Trảng Bàng do giáp giới với khu vực Đức Hòa (tỉnh Long An) mấy tháng qua vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hàng ngày, các đối tượng buôn lậu thường chẻ nhỏ hàng, sau đó đưa về TP.HCM và các tỉnh lân cận (Tiền Giang, Bến Tre) để tiêu thụ.

Phương thức vận chuyển của cánh buôn lậu rất đa dạng. Ngoài những thuyền nhỏ 20 mã lực dùng cho đường thủy là một loạt xe máy phân khối lớn xoáy nòng để ứng phó trên đường bộ. Vào mùa cao điểm, khi bị các lực lượng chức năng truy quét, họ thuê cùng lúc nhiều cửu vạn băng rừng lội suối theo cánh bộ hành.

Một thực tế khá bất cập mà hầu hết địa phương đang vướng, là lực lượng quản lý thị trường quá mỏng, thiếu phương tiện tuần tra, trong khi “đội ngũ” buôn lậu ngày càng đông đảo, tinh vi và xảo quyệt.

Để giảm áp lực buôn lậu, ông Đinh Văn Tươi, Phó cục trưởng Cục Hải quan An Giang đề xuất, cần mạnh tay thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế vùng biên giới. “Phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định; xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho cư dân vùng biên giới là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm áp lực buôn lậu”, ông Tươi nhấn mạnh và cho rằng, cần có các biện pháp siết chặt hợp tác với lực lượng chức năng phía nước bạn Campuchia, tạo “hàng rào” từ bên kia biên giới.

(Theo Báo đầu tư)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Nhà sáng chế và chuyện cực chẳng đã
  • Vidamco trốn thuế hay bị oan?
  • Vụ xăng pha nước lã: Phạt nặng sẽ tránh tái diễn
  • Thêm doanh nghiệp xả thải ô nhiễm ở Bình Dương
  • Kỳ án "vạch tội" cặp vợ chồng giám đốc buôn bán hóa đơn giả
  • Bóc trần gian lận tại Công ty TNHH TM gas Bình Minh
  • Bắt 16 'cao thủ' tội phạm xuyên quốc gia lừa tiền tại Việt Nam
  • Nguyên Chánh tòa án huyện ‘kiện’ Chánh án tòa án tỉnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%