Các trang phục đồng phục sẽ được tính vào chi phí hợp lý tối đa 5 triệu đồng/người/năm |
Dự phòng này chính là số dư tài khoản kế toán (tiền lương và các khoản phải trả) tại thời điểm 31/12 nhưng được kiểm tra, xác định số phát sinh bên Nợ trong thời gian quý I của năm sau liền kề.
- Về mặt thủ tục chứng từ, cần phải có Phiếu kế toán để chủ động tính toán tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm sau liền kề.
9- Về khoản chi trang phục. Trước đây, TT số 130/2008 có quy định về chi trang phục nhưng phân biệt mức giới hạn chi bằng tiền không quá 1 triệu đồng; chi bằng hiện vật không vượt quá 1,5 triệu đồng. Điểm mới của TT số 18/2011 là nâng mức khống chế tối đa về chi trang phục nhằm đảm bảo cho DN thực hiện được trong điều kiện giá cả có biến động. Chi ở mức nào, chi bằng tiền hay hiện vật là thuộc quyền của DN, nhà nước chỉ giới hạn mức được tính vào chi phí mà thôi (tối đa 5 tr.đồng/người/năm). Với những trường hợp đặc thù cần chi trang phục ở mức cao hơn thì DN cần gửi văn bản tới Bộ Tài chính để được hướng dẫn cho phù hợp.
10- Chi thanh toán phụ cấp và chi phí cho người lao động đi công tác. Không ít DN thường nhầm lẫn rất đáng tiếc về các khoản chi này do không hiểu tường tận đạo lý và tính chất kinh tế của nó. TT số 18/2011 đã quy định cụ thể hơn nội dung này diễn giải như sau: Thanh toán cho chuyến đi công tác có các khoản: (i) phụ cấp lưu trú (trong nước) hoặc tiền tiêu vặt (nếu đi nước ngoài); (ii) tiền tàu xe phương tiện đi lại; và (iii) tiền ở tại khách sạn, nhà nghỉ hay bất cứ nơi nào có thể nghỉ được.
Với khoản (i) thì DN được quyền chi gấp 2 lần mức áp dụng đối với công chức, viên chức nhà nước (DN có thể chi bằng 1 lần cũng được không sao cả). Với các khoản (ii) và (iii) thì ràng buộc là: Thanh toán theo chứng từ thực chi ra hoặc chỉ được áp dụng mức quy định với công chức, viên chức nếu như DN thanh toán theo mức khoán.
11- Về xử lý các khoản trích trước theo kỳ hạn. Đạo lý của quy định về chi phí trích trước là nguyên tắc ”chi phí phù hợp với doanh thu”. Thực tế có những trường hợp chi phí phát sinh 1 lần nhưng liên quan đến nhiều chu kỳ và không cùng thời điểm với hoạt động có doanh thu cho nên cần phải trích trước hoặc phân bổ để bảo đảm tính ổn định chi phí của từng khoảng thời gian hoạt động. Lâu nay, các cơ quan kiểm toán, thanh tra thường chỉ chấp nhận khoản trích trước về sửa chữa tài sản cố định; với khoản trích trước khác thì còn băn khoăn lắm và hiện tượng phổ biến là lắc đầu, chọn bài ”xuất toán” cho chắc ăn, không dại gì chịu trách nhiệm !
Nội dung mới được quy định tại TT số 18/2011 (điểm 2.i thuộc Điều 1) là ở chỗ áp dụng trích trước đối với hoạt động đã hạch toán doanh thu nhưng còn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và các khoản trích trước khác. Quy định này giải toả cho DN và công chức thuế trong rất nhiều trường hợp, thí dụ ngay từ khi ký hợp đồng dịch vụ, Bên nhận dịch vụ đã trả tiền, yêu cầu Bên cung cấp phải xuất hoá đơn GTGT. Khi đã xuất hoá đơn GTGT thì phải hạch toán doanh thu. Nay có quy định này, giải pháp được lựa chọn là trích trước chi phí đối với khoản thu này đã hạch toán doanh thu nhưng nghĩa vụ chưa hoàn thành. Việc xác định cụ thể số cần trích trước đối với từng hoạt động, DN cần dựa trên số liệu thống kê kinh nghiệm thực tế đã phát sinh trong thời gian vài năm trước đó liền kề. Quy định về trích trước tuy tạo thuận lợi khá nhiều cho cộng đồng DN trong việc hạch toán, xác định đúng kết quả kinh doanh của một kỳ kế toán, tránh tình trạng phải nộp thuế TNDN nhiều hơn số thực tế phát sinh. Tuy nhiên, các DN cũng không bao giờ quên nguyên tắc căn bản là phải quyết toán đối với từng trường hợp có xử lý trích trước. Khi đó, phiếu kế toán là một chứng từ tiện lợi, có giá trị pháp lý.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com