Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo mật thông tin thẻ ATM an toàn nhất bằng vân tay?

Dùng dấu vân tay giúp bảo mật thông tin ATM an toàn nhưng lại hạn chế lượng giao dịch do thói quen dùng, mượn thẻ của người Việt Nam hiện nay.

Thời gian gần đây trên cả nước liên tục xuất hiện các phi vụ đập phá, trộm tiền liều lĩnh tại các máy ATM khiến nhiều ngân hàng hoang mang, lo lắng. Giải pháp mà đại diện Công an TP.Hà Nội đưa ra đó là sử dụng công nghệ giao dịch xác thực bằng vân tay, thay vì nhập khẩu mã số pin như hiện nay.

Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, đến nay, cả nước đã có trên 23 triệu thẻ thanh toán ngân hàng được phát hành và hơn 11 nghìn máy rút tiền tự động ATM trên toàn quốc. Theo đó, số người dùng thẻ thanh toán chiếm khoảng gần ¼ dân số.

Tuy nhiên, trên thực tế, không ít người dùng thẻ ATM rất bức xúc, than phiền về những trục trặc, sự cố với máy ATM. Đặc biệt thời gian gần đây, các ngân hàng và ngành chức năng lại phải đương đầu với hành vi ăn cắp tiền một cách thủ công liều lĩnh qua máy ATM chỉ bằng các dụng cụ thô sơ như đèn khò, mỏ hàn, kiềm bấm. Hậu quả là một số ngân hàng đã bị kẻ gian lấy đi hàng trăm triệu đồng.

Ông Nguyễn Chính Hùng - Phó Trưởng Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an Thành phố Hà Nội cho biết: Hiện tại, phòng cảnh sát hình sự đã trực tiếp tham gia xây dựng giải pháp công nghệ bảo vệ máy ATM bao gồm: Thứ nhất là thiết bị chống trộm quan trọng như hộp đen, tiếp nhận thông tin và xử lý các tín hiệu khẩn cấp truyền tới; thiết bị thứ 2 là hệ thống đầu báo đặt tại vỏ ATM và két; thứ 3 là bộ điều khiển gắn kết với điện thoại, mỗi lần sử dụng thì phải tắt thiết bị này đi, nếu không sẽ cảnh báo nhầm, hoặc tạo ra những cảnh báo giả tới các cơ quan chức năng.

“Với sự hỗ trợ của những thiết bị trên, nếu ngành ngân hàng phối hợp với chúng tôi thì hoàn toàn có thể chống trộm lấy cắp mất tiền tại các cây ATM”, ông Hùng tin tưởng:

“Tôi cho rằng, việc dùng thẻ rất văn minh, khi đi siêu thị hay đi du lịch không phải mang theo tiền mặt, lại không lo mất cắp nhưng việc bảo mật thông tin rất quan trọng. Về lâu dài, tôi nghĩ cách bảo mật tốt nhất, chuẩn xác nhất là nên bảo mật bằng vân tay”, ông Hùng cho biết thêm.

Cũng theo ông Hùng, công nghệ giao dịch bằng vân tay sẽ hạn chế tối đa rủi ro khi các biện pháp nhận dạng khác còn ít nhiều mang tính chủ quan, vì mẫu vân tay của mỗi người là duy nhất sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối trong giao dịch tài khoản, tránh được trường hợp giả mạo chữ ký chủ tài khoản cá nhân hoặc dùng CMND giả mạo để giao dịch.

Giao dịch xác thực bằng vân tay còn thích hợp với những khách hàng có chữ ký không ổn định; khách hàng lớn tuổi, chữ ký, chữ viết không nhất quán, khách hàng quên chữ ký, khách hàng có thể an tâm tuyệt đối khi giao dịch với ngân hàng.

Khách hàng đang giao dịch lấy dấu vân tay tại một ngân hàng
Khách hàng đang giao dịch lấy dấu vân tay tại một ngân hàng.

Với gợi ý này, kể từ ngày 14-2-2011, Ngân hàng Á Châu (ACB) là đơn vị đầu tiên triển khai công nghệ giao dịch xác thực bằng vân tay dành cho tất cả các khách hàng giao dịch tài khoản ACB.

Theo đó, khách hàng có đăng ký xác thực vân tay đến giao dịch rút tiền tại quầy sẽ thực hiện đưa ngón tay vào đầu đọc vân tay để hệ thống nhận dạng chủ tài khoản/người được ủy quyền. Hệ thống cho kết quả xác định khách hàng trong vòng 2 giây, mẫu vân tay được lưu giữ dưới dạng số hóa và được gắn với tất cả các tài khoản của khách hàng tại ACB.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó TGĐ Ngân hàng Công thương Việt Nam: Việc sử dụng vân tay sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới lượng giao dịch đặc biệt là những giao dịch với số tiền lớn bởi lẽ ở Việt Nam thường xuyên có thói quen vợ dùng thẻ của chồng để rút tiền hoặc anh em, người thân vẫn mượn thẻ của nhau để sử dụng.

“Hiện tại, chúng tôi chưa có kế hoạch sử dụng vân tay nhưng đang có kế hoạch triển khai sử dụng PalmSecure, là hệ thống bảo mật sử dụng tĩnh mạch lòng bàn tay để tăng cường bảo mật cho quá trình giao dịch tại ngân hàng”, ông Tuấn nói.

(Theo Phương Hạ // VTC News)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • 'Thuế thu nhập cá nhân, nếu sửa chỉ nên nới rộng bậc thuế'
  • Bị ép làm… giám đốc
  • Luật thuế thu nhập cá nhân đã sớm lạc hậu
  • Nghị quyết số 11/NQ-CP: Biện pháp tránh sốc
  • Nhái thương hiệu: Lập lờ đánh lận con đen
  • Thu phí xây dựng Quỹ bảo trì đường bộ: DN phản đối
  • Làm nhái nước Trà xanh không độ: Sống chết mặc... người tiêu dùng
  • Tăng khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân lên 10 triệu đồng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%