Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bát nháo thị trường thực phẩm chức năng

Sau khi nghe trình bày về tình trạng tiểu đường, đầu dây bên kia rối rít: “Vậy là em gọi đúng người rồi. Đảm bảo với em, thực phẩm chức năng này uống vô thì bệnh ung thư cũng hết chứ đừng nói tiểu đường”. Giọng nữ ở đầu dây bên kia nói tiếp: “Không tin, em cứ lên mạng mà tìm hiểu, thuốc Umi này được nhiều người tín nhiệm lắm. Mà chỉ toàn hàng xách tay thôi. Cứ chuyển tiền qua tài khoản là ok”...

Trị... bách bệnh

Thực phẩm chức năng trong nước sản xuất đang dần chiếm lĩnh thị trường.

Gọi điện vào số máy 09120802… giọng một phụ nữ tự giới thiệu tên Dung ở Hà Nội và cho biết đã nhiều năm nay chuyên phân phối các loại thực phẩm chức năng. Trong đó có những loại thực phẩm chức năng đặc biệt mà muốn mua không dễ, kể cả điều trị ung thư hay tiểu đường như A.Umi. Chị Dung cam đoan, cứ uống từ 3 tháng trở lên là hết bệnh. Để tăng thêm lòng tin, chị Dung kể rằng cách nay 8 tháng, mẹ chị bị ung thư và đã dứt bệnh nhờ Umi. Sau một hồi mặc cả, chị ra giá 1,8 triệu đồng/hộp và muốn mua thì chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng…

Chúng tôi tìm đến chi nhánh công ty K. trên đường Lam Sơn (quận Phú Nhuận, TPHCM) - nơi bán nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ sinh lý cho đàn ông. Sau khi nghe chúng tôi tâm sự rằng đã kết hôn từ nhiều năm nhưng chưa có con, đi khám bác sĩ bệnh viện phụ sản được chẩn đoán vô sinh nguyên phát nam, cô nhân viên liền giới thiệu ngay sản phẩm Prox được quảng cáo là thực phẩm chức năng để tăng chất lượng và số lượng tinh trùng. Săm soi cái hộp nửa xanh nửa trắng đựng 30 gói Prox một hồi, chúng tôi nói không mang theo đủ 2 triệu đồng và kiếm cớ… chuồn.

Hiện trên thị trường có một loại thực phẩm chức năng có tên thương mại đầy đủ là Prox… Plus và gần đây được rất nhiều người rỉ tai nhau về hiệu quả, có thể dùng để hỗ trợ chữa hiếm muộn có nguyên nhân do đàn ông. “Kết quả sẽ tuyệt diệu nếu dùng ngày 2 lần, mỗi lần 1 gói trong vòng 4 tháng”, một bác sĩ cho biết. Được biết, hiện Prox…Plus được bán thoải mái mà không cần có toa bác sĩ. Tuy nhiên, chất lượng có đúng như quảng cáo hay không thì chưa được cơ quan y tế nào chứng nhận rõ ràng.

Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), hiện Việt Nam có hơn 17.000 sản phẩm thực phẩm chức năng với gần 1.000 công ty kinh doanh, sản xuất; 40 công ty tổ chức bán hàng đa cấp với 700 nhà phân phối. Các đợt kiểm tra gần đây cho thấy, còn nhiều vi phạm quy định về quảng cáo thổi phồng quá mức, không đúng với công bố, lừa dối người tiêu dùng; quảng cáo không phép.

Thả nổi giá cả

Với giá nhập khẩu mỗi viên chỉ vài trăm đồng, thực phẩm chức năng bị thổi giá lên đến cả trăm ngàn. Chỉ là thuốc đông y nhưng đội lốt thực phẩm chức năng. Hiện thị trường này (kể cả nhập khẩu và sản xuất trong nước) hết sức bát nháo cả về chất lượng, giá cả khiến người tiêu dùng không ít thiệt thòi. Trong khi việc quản lý loại thực phẩm này đang là “độc quyền” của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) từ cấp phép đến kiểm duyệt nhưng công tác hậu kiểm thì theo kiểu “xuân thu nhị kỳ”.

Cách nay chưa lâu, dư luận xôn xao trước thông tin cơ quan chức năng phát hiện một công ty ở Hà Nội bán thực phẩm chức năng với giá cắt cổ. Đó là sản phẩm P. dùng hỗ trợ điều trị cho phụ nữ trước, trong và sau khi sinh chỉ có giá xuất xưởng khoảng 200 đồng/viên nhưng khi tung ra bán tại các nhà thuốc bị đẩy lên tới 3.000 đồng/viên.

Hay như sản phẩm N. được quảng bá giúp tăng cường sinh lực nam giới có xuất xứ Malaysia theo đơn giá nhập khẩu chỉ 500 đồng/viên nhưng gần đây, nhiều “đại lý” bỏ mối ở chợ sỉ dược phẩm Tô Hiến Thành, quận 10 đã “hét” giá lên tới 100.000 đồng/viên. Hay như loại thực phẩm chức năng được ví như “thần dược” có tên No. xuất hiện trên thị trường nhiều năm qua có giá bán cũng cao ngất ngưởng so với giá nhập khẩu.

Thông tin từ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho thấy giá nhập khẩu của No. chỉ 130.000 đồng/chai 1 lít, nhưng khi bán đến tay người tiêu dùng là 850.000 đồng/chai. Đó là chưa kể có những loại thực phẩm chức năng như U. giúp tăng chiều cao, He. giúp nở ngực… có giá lên tới vài triệu đồng/hộp… Trong khi một Việt kiều Mỹ cho biết, những loại thực phẩm chức năng như vậy ở nước ngoài chỉ có giá chưa tới 20 USD.

Không thể kiểm soát chất lượng

Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng, nếu như năm 2007 cả nước chỉ có vài chục sản phẩm ngoại nhập và chiếm tuyệt đối thị trường thì nay đã lên tới hàng chục ngàn sản phẩm và thực phẩm chức năng nội cũng chiếm thị phần gần 40%. Trung tâm Dược phẩm và thực phẩm chức năng Sapharco trưng bày hàng trăm loại thực phẩm chức năng và không ít trong số đó được sản xuất trong nước. Những loại thực phẩm chức năng này có tinh chất từ nghệ, dứa và một số thảo dược trồng được ở Việt Nam.

Một số công ty dược khác cũng không bỏ phí “mảnh đất màu mỡ” của thực phẩm chức năng, đua nhau sản xuất nhưng thành phần nguyên liệu chủ yếu vẫn tinh chất của các cây, quả, mà nói đúng hơn là dạng bào chế y học cổ truyền. Thực tế cho thấy, để thu hút khách hàng và bán có giá cao hơn, nhiều cơ sở y học cổ truyền hiện nay bào chế ra sản phẩm và xin cấp số đăng ký thực phẩm chức năng. PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM khuyến cáo: “Đó là một dạng đội lốt lừa đảo người tiêu dùng và không thể kiểm soát được chất lượng”. Bằng chứng là mới đây sản phẩm Tâm Não Khang của Công ty Dược phẩm Khải Việt bị cơ quan chức năng phát hiện quảng cáo sai sự thật vì đây đơn giản chỉ là một loại thuốc cổ truyền.

 Theo nhận định của các chuyên gia y tế, chưa bao giờ thị trường thực phẩm chức năng bát nháo như hiện nay. Có những công ty, cơ sở nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng trái phép, quảng cáo sai sự thật nhưng khi bị cơ quan chức năng “chặt” chỗ này lại “mọc” lên ở chỗ khác. Trong khi đó, công tác tiền kiểm, hậu kiểm hiện không ít lỗ hổng khiến không ít người tiêu dùng nhầm lẫn, chịu thiệt.

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Áp dụng thuế GTGT khi giao dịch mua bán CIF
  • Xử phạt vi phạm hành chính: Lộn xộn và chồng chéo
  • Gian lận thương mại: Đã có “thuốc” trị
  • Xử lý nghiêm hành vi gây ô nhiễm
  • Bài toán xử lý nước thải
  • "Phát hoảng" với dự thảo thuế
  • Nhập khẩu rác: Cơ chế cho phép?
  • Nghị định 102: tốt và chưa tốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%