Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Căn cứ tính thuế nhà đất

Cần khuyến khích xây dựng và sở hữu nhà hơn là khuyến khích việc “ôm” đất

Nhà đất gắn liền với cuộc sống của tất cả mọi người và mọi hoạt động của xã hội. Nhà đất là thứ tài sản không di dời, che giấu được và đòi hỏi phải kèm theo giấy tờ pháp lý chặt chẽ. Do vậy, nó là mối quan tâm đặc biệt của mọi người, mọi nhà và mọi tổ chức. Thế nhưng, Dự thảo Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chưa đáp ứng được một số vấn đề quan trọng.

Cần xác định rõ quan điểm thu thuế nhà đất là đánh vào ai. Đánh thuế nhà đất cần nhằm tới người sử dụng nhiều diện tích nhà, đất, đặc biệt là người đầu cơ nhà đất để bảo đảm phát huy được hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai có hạn, cũng như của tài sản rất lớn của xã hội là bất động sản.

Nghĩa vụ nộp thuế là những ẩn số

Là một đạo luật rất phức tạp, rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người nộp thuế, nhưng lại quá ngắn gọn, không đúng với đòi hỏi của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cũng như nhiều luật thuế khác, phải chăng viết cụ thể, chi tiết thì khó thông qua Quốc hội ? Nhưng nếu cứ nguyên tắc chung chung như Dự thảo, thì khó cho người thực hiện, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Chắc chắn nghị định và thông tư hướng dẫn sẽ dài gấp nhiều lần luật.

Người nộp thuế có đòi hỏi chính đáng, là sau khi đọc xong Luật Thuế nhà đất, có thể tính toán được rằng mình phải nộp bao nhiêu tiền thuế nhà đất. Nhưng theo Dự thảo này thì không ai có thể hình dung rằng mình sẽ phải nộp bao nhiêu tiền thuế hằng năm, vì hạn mức tính thuế, đơn giá tính thuế... đều là những ẩn số. Như vậy, quyền đánh thuế hay không đánh thuế và đánh thuế cao hay thấp không còn là của Quốc hội nữa, mà là của Chính phủ và Bộ Tài chính trên thực tế.

Tất cả những vấn đề cơ bản, ảnh hưởng quyết định đến nghĩa vụ nộp thuế, thì cần phải được ấn định rõ trong luật, chứ không thể đẩy hết sang cho Chính phủ. Chẳng hạn, hệ số phân bổ cho các tầng đối với nhà nhiều tầng (Điều khoản 6.2.3 về Giá tính thuế đối với nhà ở) là nội dung đã có quy định ổn định hàng chục năm nay, cần phải được ấn định rõ. Hay hạn mức đất làm căn cứ tính thuế là một trong những nội dung cơ bản của luật, cần được ấn định rõ, chứ không thể giao cho Chính phù quy định (Điều khoản 7.2 về Thuế suất).

Đặc biệt là cần khuyến khích xây công trình cao tầng để tiết kiệm đất, nên luật cần ấn định rõ tổng hệ số đất của tất cả các tầng là bằng 1, chứ không thể để sau này Chính phủ quy định tổng số thuế đất đối với nhà 20-30 tầng phải nộp nhiều hơn 2-3 lần nhà thấp tầng. Nhà thấp tầng thì chủ yếu tính thuế theo diện tích đất, còn nhà cao tầng thì chủ yếu tính thuế theo diện tích nhà. Cần thể hiện quan điểm khuyến khích xây dựng và sở hữu nhà hơn là khuyến khích việc “ôm” đất.

Căn cứ tính thuế chưa hợp lý

Việc định giá tính thuế theo giá trị nhà là khó bảo đảm sự khách quan, công bằng, chính xác. Vậy định giá nhà ở đây là theo giá thị trường hay theo giá xây dựng?

Nếu định giá theo đơn giá xây dựng công trình, thì liệu những nhà đã có tuổi thọ vài chục năm trở lên có được tính giá trị bằng không hoặc gần bằng không ? Nếu tính bằng không thì đã phủ nhận giá trị thực tế. Nếu không cho tính bằng không , thì tại sao chế độ hạch toán khấu hao tài sản của Bộ Tài chính thì cho phép, còn chế độ nộp thuế thì lại không ?

Nếu định giá nhà theo giá thị trường thì lại càng bất hợp lý. Vì giá nhà bao giờ cũng gắn với đất. Không thể tính cả giá nhà và đất theo giá thị trường.

Do vậy, nếu tính theo diện tích nhà thì sẽ hợp lý hơn, đơn giản. Việc tính thuế theo diện tích cũng không tạo ra sự bất công đối với nhà ở nông thôn với đặc điểm là diện tích nhà rộng nhưng giá rẻ. Vì thứ nhất, giá rẻ hay đắt chủ yếu là đất chứ không phải là giá nhà. Thứ hai, nếu chỉ đánh thuế đối với phần diện tích nhà trên hạn mức, chẳng hạn như trên 30 m2/người, thì cũng hoàn toàn công bằng. Vì ở nông thôn thường chỉ rộng đất chứ không rộng nhà, cho nên ít trường hợp phải nộp thuế nhà.

(Luật sưTrương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật BASICO)

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Xây dựng Luật, Pháp lệnh: Chậm tiến độ
  • Đề xuất không phải làm đơn xin tách thửa khi chuyển quyền một phần đất
  • Phương án đơn giản hóa TTHC: Nên gộp phiếu báo thi và thẻ dự thi ĐH, CĐ thành một
  • Sửa đổi Luật Khoáng sản đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
  • Chế độ đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm
  • Cần thiết ban hành Luật Viên chức
  • Nên là 5, 10 hay 20%?
  • Bán 20% nhà ngoài sàn, nên hay không?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%