Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chưa dứt tình trạng nợ đọng văn bản

Sau 5 tháng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc giải quyết nợ đọng văn bản, kết quả công tác soạn thảo và trình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực vẫn chưa có nhiều chuyển biến.

Sau 5 tháng đầu năm 2010, kết quả thực hiện công tác soạn thảo và trình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực pháp luật vẫn chưa có nhiều chuyển biến.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu bài viết của Chuyên viên Vụ Pháp luật VPCP Phạm Thúy Hạnh về tình hình xây dựng văn bản pháp luật - vấn đề mà theo chỉ đạo của Thủ tướng là "phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu trong chương trình công tác của Bộ, ngành".

Kế hoạch: Xong các văn bản hướng dẫn luật trong Quý I/2010

Để giải quyết tình trạng văn bản quy định chi tiết chậm được ban hành so với hiệu lực quy định trong luật, bảo đảm sự đồng bộ và tính hiệu quả của hệ thống pháp luật cũng như sự phối hợp trong hoạt động xây dựng pháp luật giữa Chính phủ và Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều biện pháp thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 05/12/2009 về trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong việc tập trung chỉ đạo đẩy nhanh việc soạn thảo và trình ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần được tập trung chỉ đạo để hoàn thành việc soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 73 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực còn nợ đọng trong quý I/ 2010.

73 văn bản này sẽ quy định chi tiết thi hành 16 luật, pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 trở về trước.

Kết quả: 5 tháng mới chỉ đạt 23%

Sau đó, các Bộ trình Thủ tướng không ban hành 5 văn bản, xin lùi 3 văn bản đến 2011, như vậy số văn bản còn lại phải ban hành là 65 văn bản.

Và sau 5 tháng Chính phủ chấn chỉnh và chỉ đạo quyết liệt việc này, kết quả thực hiện công tác soạn thảo và trình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực pháp luật vẫn chưa có nhiều chuyển biến.

Tính đến hết tháng 5/2010, mới ban hành được 15 văn bản, đạt 23% trong số 65 nằm trong danh sách nợ đọng. Còn 30 văn bản đang trong quá trình xử lý hoặc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và phải còn đến 20 văn bản chưa trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Một số Bộ nợ đọng nhiều văn bản như: Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính.

Nguyên nhân do đâu?

Việc chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo còn chậm trễ, có nguyên nhân là do cơ quan chủ trì soạn thảo chưa tích cực đôn đốc việc thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, hồ sơ dự thảo còn thiếu tài liệu so với quy định làm kéo dài thời gian xử lý văn bản trong giai đoạn tiếp thu, chỉnh lý và trình lại văn bản của các Bộ, ngành.

Việc tiến độ ban hành văn bản chậm là do quá trình tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo văn bản theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng hoặc ý kiến của Thành viên Chính phủ ở các Bộ, cơ quan rất chậm trễ. Theo Quy chế làm việc Chính phủ, thời hạn này là 10 ngày nhưng thực tế thường kéo dài tới cả tháng, thậm chí có trường hợp hai, ba tháng sau các bộ mới trình lại.

Để nợ đọng văn bản, có cả nguyên nhân ít có sự chủ động trao đổi, cùng nghiên cứu để thống nhất quan điểm, nội dung chính sách trong quá trình soạn thảo

Song nguyên nhân chính của tình trạng này là do một số cơ quan soạn thảo chuẩn bị chưa kỹ lưỡng, phương pháp soạn thảo văn bản chưa được đổi mới, các quy định mới trùng lặp với các quy định của luật, công tác phối hợp về chính sách giữa các Bộ, ngành chưa được quan tâm đúng mức, thường chỉ lấy ý kiến bằng văn bản mà ít có sự chủ động trao đổi, cùng nghiên cứu để thống nhất về quan điểm, nội dung chính sách trong quá trình soạn thảo.

Trong khi đây lại là những vấn đề thường có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, cơ quan soạn thảo và các Bộ, cơ quan không thống nhất được về quan điểm, nên một số văn bản đến giai đoạn chỉnh lý trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vẫn còn ý kiến khác nhau giữa các Bộ, cơ quan liên quan đến chủ trương, chính sách và sự khác biệt về lợi ích trong các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, các khó khăn này cũng chưa được kịp thời xin ý kiến Thủ tướng để có hướng xử lý dứt điểm, bảo đảm chất lượng và tiến độ ban hành văn bản.

Cần giải quyết để “nợ không chồng chất nợ”

Trước tình trạng nói trên, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2010, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khẩn trương đôn đốc việc ban hành 50 văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh còn nợ đọng và khoảng 30 văn bản quy định chi tiết cần ban hành để phù hợp với hiệu lực của 7 luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2010.

Để thực hiện chỉ đạo này của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành cần rất tích cực đẩy nhanh tiến độ soạn thảo từng văn bản, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình soạn thảo, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan có ý kiến đóng góp, thẩm định, thẩm tra văn bản để đạt được sự thống nhất cao, vừa bảo đảm được tiến độ, vừa bảo đảm chất lượng và tính khả thi của văn bản khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Chuyên viên Phạm Thúy Hạnh - Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Đi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa: Chờ ngày qua ngày
  • Gỡ “nút thắt” trong cấp phép xây dựng
  • Doanh nghiệp thờ ơ với tài sản trí tuệ
  • Giảm dần mặt bằng lãi suất, giám sát chặt chẽ tình hình tăng giá đất
  • Thất thu thuế khoảng 80 tỷ đồng mỗi năm vì... gas giả
  • Khéo không mất tiền oan
  • Chưa thể phạt nặng thuê bao đăng ký thông tin ‘ma’
  • Trở lại cơ chế xin - cho?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%