Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hướng dẫn thăm dò, khai thác, tuyển quặng apatít : Tạo thế độc quyền? (p1)

Khai thác quặng apatit tại Lào Cai

Việc thăm dò, khai thác, tuyển quặng apatít đáng lý phải giao cho cơ quan có đủ thẩm quyền, chức năng nhưng tại Quy hoạch phát triển, Bộ Công Thương lại phê duyệt Quy hoạch này giao cho TCty Hóa chất VN. Điều này vô hình trung tạo ra một “sân chơi” mà ở đó TCty Hóa chất VN... một mình một bóng.

Việc xây dựng một quy hoạch khai thác cho ngành khoáng sản có thế mạnh của VN là điều cần thiết. Tuy nhiên, xây dựng quy hoạch thế nào để ngành có thể phát triển lại là chuyện khác.

Bất thường

Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatít giai đoạn 2008 – 2020 có tính đến sau năm 2020 số 28/QĐ-BCT ngày 18/8/2008 của Bộ Công Thương thì để phát triển công nghiệp khai thác quặng apatít phù hợp với quy hoạch phát triển ngành hóa chất VN và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai, đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu chứa oxit phốt pho cho ngành hóa chất cơ bản và các ngành công nghiệp khác, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia và địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái tại địa bàn tỉnh Lào Cai... Đồng thời thực hiện trước một bước các hoạt động thăm dò nhằm tạo cơ sở tài nguyên quặng apatít tin cậy cho hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trong giai đoạn quy hoạch. Trữ lượng quặng đã được thăm dò và xác định trữ lượng là 778 triệu tấn, trong đó quặng loại I là 31 triệu tấn, quặng loại II là 234 triệu tấn, quặng loại III là 222 triệu tấn và quặng loại IV là 291 triệu tấn. Trữ lượng đã thăm dò và dự báo khoảng 2,45 tỉ tấn. Các khu vực dự kiến tập trung thăm dò địa chất trong giai đoạn quy hoạch như khu Tam Đỉnh – Làng Phúng; khu Phú Nhuận; quặng II khu trung tâm; vùng quặng Bát Xát – Lũng Pô; vùng Bảo Hà – Trái Hút; khu Bắc Nhạc Sơn từ trường 25 đến khai trường 29. Ước tính vốn đầu tư cho công tác thăm dò trong giai đoạn quy hoạch khoảng 213 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, theo quy hoạch, việc khai thác quặng apatít Lào Cai  phải từng bước đầu tư đổi mới công nghệ và đồng bộ thiết bị theo hướng hiện đại, hợp lý... Với sản lượng bình quân quặng nguyên khai loại I, loại II và quặng tuyển dự kiến cho giai đoạn quy hoạch khoảng 10,5 triệu tấn. Ngoài ra, quy hoạch tuyển quặng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất super lân và DAP có công suất tuyển tinh quặng được xác định là 2 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, điều bất thường ở chỗ toàn bộ việc quản lý, khảo sát, quy hoạch sử dụng và khai thác mỏ quặng apatít tại tỉnh Lào Cai lại được giao trách nhiệm cho Tập đoàn hóa chất VN liên kết, hợp tác với các DN khác có khả năng và mong muốn đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến quặng apatít phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.  

Trong văn bản góp ý về quyết định phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatit này Bộ Tư pháp cho rằng: “Không nên quy định trách nhiệm của Tập đoàn Hóa chất VN trong văn bản này. Mặt khác, khi quy định: Nhà nước giao cho TCty Hóa chất VN là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý, khảo sát quy hoạch trên toàn vùng mỏ Lào Cai…  như trong quyết định của Bộ Công Thương đã thể hiện sự đối xử không bình đẳng của Nhà nước đối với các DN cùng hoạt động trong lĩnh vực này”. Ngay cả Bộ Công Thương cũng tự mâu thuẫn với chính mình trong việc thỏa thuận điều chỉnh quy hoạch khoáng sản tỉnh Lào Cai vì ngay tại Văn bản số 4851/BCT – CNNg ngày 27/5/2009 lại lưu ý: “Mọi DN, không phân biệt thành phần kinh tế, không phân biệt là DN TƯ hay địa phương, nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật liên quan đều có thể tham gia đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định...”.

Chính quyền cũng bó tay ?

Trước những bất cập trong Quyết định số 28/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, nhiều DN có nhu cầu, đủ khả năng thực sự về kinh tế và ngay cả UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản gửi về Chính phủ, bộ ngành liên quan và đề nghị Bộ Công Thương xóa bỏ nội dung trong quyết định trên. Tuy nhiên, cho đến nay mọi việc vẫn y nguyên.

Ngày 24/3/2010, TCty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính VN (VIDIFI.,JSC) đã có văn bản gửi lên Chính phủ, cho rằng: “Việc cấp phép thăm dò khoáng sản không cần phải có thỏa thuận của một DN khác và quy định tại điểm 4 Mục IX Quyết định số 28/2008/QĐ-BCT đến nay không còn phù hợp với quy định của Luật khoáng sản hiện hành”. Vì vậy, VIDIFI.,JSC đề nghị điều chỉnh quyết định trên theo hướng tạo mọi điều kiện cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế có tiềm lực về tài chính cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản apatít phù hợp với  Luật khoáng sản. Không thể để Cục địa chất và khoáng sản VN muốn cấp phép cho VIDIFI.,JSC... cũng phải chờ đời sự thỏa thuận của Tập đoàn Hóa chất VN.

Hơn nữa, ngay trong quy hoạch ban đầu với mục tiêu chính là việc thăm dò khai thác nhằm thỏa mãn nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất phân bón chứa lân phục vụ ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác... Nhưng ngay cả DN có đủ tiềm lực đang trực tiếp tham gia sản xuất phân lân supe cho sản xuất nông nghiệp, đã được Chính phủ chấp thuận đầu tư tại cụm công nghiệp Tằng Lỏong, huyện Bảo Thẳng, Lào Cai, đến nay nhà máy đã đi vào hoạt động và có nhu cầu thực sự về thăm dò, khai thác để sử dụng quặng apatít phục vụ cho sản xuất phân bón nhưng cũng bị Quyết định số 28/2008/QĐ-BCT... gây khó. Cực chẳng đã, UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản do Chủ tịch Nguyễn Văn Vịnh ký gửi Bộ Tài nguyên & Môi trường, Cục địa chất & khoáng sản VN và Văn phòng Chính phủ đề nghị xem xét và cấp phép thăm dò khu vực mỏ Phú Nhuận theo quy định. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và cấp phép như đề nghị của UBND tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, nếu như quy định của Quyết định số 28 đúng và phù hợp thì ngay UBND tỉnh Lào Cai và các bộ ngành hữu quan lại phải xin phép Tập đoàn Hóa chất VN (?).

Luật sư Nguyễn Chiến, Phó Tổng thư ký Đoàn Luật sư VN, kiêm Phó Chủ tịch Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng: “Rõ ràng đây là một trong những điểm bất cập rất lớn cần phải xóa bỏ. Tại điểm 4 Mục IX Quyết định số 28/2008/QĐ-BCT rất dễ tạo ra một cơ chế xin cho trong DN thực hiện. Do đó, nó đòi hỏi vai trò thực sự trong việc ủy quyền của nhà nước để thực hiện một chương trình lớn như việc khảo sát, thăm dò và tuyển quặng apatít. Nếu như không có đủ cơ chế phù hợp thì vô tình tất cả các đơn vị muốn được tham gia thực hiện chương trình này đều phải qua cửa của Tập đoàn Hóa chất VN”. Vậy là đương nhiên Tập đoàn Hóa chất VN không muốn cũng được... độc quyền.

(Theo Linh Nguyên // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Méo mặt vì chọn lầm nhà thầu
  • Mở cửa thị trường thẩm định giá: còn nhiều bất cập
  • Phần vốn góp: Cam kết góp hay thực góp?
  • Bị bắt chẹt vẫn phải hiệp thương
  • Kết luận của Thanh tra Chính phủ về Vinashin: Nếu Chính phủ không hỗ trợ... tất yếu phá sản
  • Phát triển các khu đô thị đại học: Thiếu quy chế quản lý
  • Thêm bệnh vì giá thuốc tăng cao
  • DN nhập xe ôtô Hải Phòng : “Ngồi trên... lửa”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%