Ô nhiễm môi trường (MT) tại các khu công nghiệp (KCN) đã ở mức báo động từ lâu. Nhiều giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở KCN cũng được đưa ra như tuyên truyền, "gọi" đầu tư công nghệ, kiểm tra, thanh tra, xử phạt… Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm không chuyển biến bao nhiêu.
Không phải tự nhiên một trong bốn mục tiêu chính mà Tổng cục Môi trường đặt ra trong năm 2010 là tăng cường bảo vệ môi trường (BVMT) tại các KCN, khu chế xuất (KCX). Hà Nội không phải là một trường hợp ngoại lệ.
KCN Bắc Thăng Long là một trong những KCN đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Ảnh: Trần Anh
Chỉ quan tâm đến lợi nhuận…
Những năm qua, việc chỉ chú trọng đến phát triển mà không quan tâm đúng mức đến sự phát triển bền vững đã để lại nhiều hậu quả cho MT. MT trong phần lớn KCN, KCX trên cả nước đang bị các doanh nghiệp (DN) phớt lờ. Hà Nội hiện có 17 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập hoặc đồng ý theo quy hoạch các KCN đến năm 2015, với tổng diện tích gần 3.500ha. Trong đó, 8 KCN tập trung đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 1.235ha. Đến nay đã có 443 DN hoạt động, trong đó có 235 DN đầu tư nước ngoài. Trong 8 KCN này, chỉ có 4 khu đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung và đưa vào hoạt động, gồm KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội - Đài Tư và Quang Minh 1. Số còn lại gồm Sài Đồng B, Phú Nghĩa, Thạch Thất - Quốc Oai và Nội Bài đang đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2010.
9 KCN còn lại: Bắc Thường Tín, Phụng Hiệp, Quang Minh II, Khu công nghệ cao sinh học Từ Liêm, Khu công viên CNTT Hà Nội, Khu công nghệ Kim Hoa, Sóc Sơn, Nam Phú Cát, Đông Anh chưa hoạt động.
Mặc dù mới có 8 KCN hoạt động, song nhân dân đã nhiều lần than phiền về MT xung quanh những KCN này. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đánh giá, việc BVMT trong các KCN hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển KT-XH trong giai đoạn mới. MT các KCN chưa được quan tâm đúng mức trong từng DN cũng như cả KCN. Hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn chưa được hoàn thiện đồng bộ. Dường như từng DN nói riêng và các KCN, KCX nói chung chỉ tìm cách thu hồi vốn và kiếm lợi nhuận mà lãng quên một trách nhiệm, nghĩa vụ quan trọng với nhà nước và cộng đồng, đó là trách nhiệm, nghĩa vụ BVMT.
… Phớt lờ môi trường đang ô nhiễm
Tổng cục Môi trường và Sở TN-MT Hà Nội đã kiểm tra tại 8 KCN đang hoạt động. Kết quả cho thấy phần lớn DN đều có những vi phạm về MT, nhất là cố tình không xử lý nước thải công nghiệp hoặc xử lý qua loa. Nghiêm trọng hơn, vài KCN đã hoạt động, nhưng lại chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp tập trung. Còn các DN bên ngoài KCN thì sao? Đoàn kiểm tra Sở TN-MT đã kiểm tra 32 cơ sở, DN trên địa bàn huyện Mê Linh về tình hình thực hiện Luật BVMT và Luật Tài nguyên nước năm 2009. Kết quả là tất cả các đơn vị đều có hành vi vi phạm, như các công ty: CP Bia rượu Sài Gòn - Đồng Xuân, CP Dụng cụ cơ khí xuất khẩu, CP Cửa sổ nhựa châu Âu, CP Xuân Hòa Hà Nội, CP Sản xuất và thương mại Phúc Tiến... Có tới 13 cơ sở xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép hoặc vượt quá lưu lượng cho phép trong giấy phép.
Không những vậy, hầu hết DN đều không thực hiện chế độ quan trắc chất lượng nước xả thải trước khi thải ra MT, không báo cáo định kỳ với cơ quan chuyên môn theo quy định. Các DN nằm trong KCN Quang Minh không tự xử lý được nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. Đoàn kiểm tra đã đề nghị Ban quản lý KCN này ký hợp đồng xử lý nước với một đơn vị chuyên ngành nhằm xử lý triệt để nước thải, bảo đảm đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra MT...
Tăng cường kiểm tra xử lý
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở TN-MT cho rằng, biện pháp trước mắt là phải tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá hiện trạng MT và xử lý những vi phạm pháp luật về BVMT với các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các DN trong KCN. Ngoài ra, Ban quản lý KCN và KCX phải công khai thông tin về tình hình MT trong KCN, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát KCN ngay giai đoạn xây dựng hạ tầng, yêu cầu ngay chủ đầu tư thực hiện các biện pháp BVMT như đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động MT đã được phê duyệt. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa nhấn mạnh, KCN chỉ được hoạt động sau khi hoàn thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Những năm qua, quá trình CNH-HĐH đã tạo động lực phát triển kinh tế, song cũng gây nhiều sức ép lên MT. Nếu DN trong các KCN, KCX chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà phớt lờ trách nhiệm BVMT, những thành quả kinh tế đạt được sẽ không thể bền vững.
Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm vì như vậy sẽ dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời không đảm bảo chất lượng dịch vụ. Đây là quan điểm của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) trong văn bản gửi Bộ Tài chính về việc xây dựng nghị định hoạt động cho loại hình công ty này.
Doanh nghiệp bất động sản còn chưa thoát khỏi “rừng” thủ tục hành chính và những bất hợp lý về chính sách thì thị trường vẫn khó có thể ổn định. Việc doanh nghiệp đang kêu gọi để được... nộp thuế đất chính là bề nổi của những bất hợp lý trong chính sách.
Từ nhiều năm trước, tỉnh Quảng Ninh đã cho phép hàng trăm con tàu hoạt động kinh doanh tàu lưu trú khách trên vịnh Hạ Long (khách ngủ qua đêm trên tàu). Cụ thể hơn, tỉnh này đã ban hành Quyết định 716/2011/QĐ-UBND trước khi có hướng dẫn. Chính sự bất cập theo lối “tiền trảm, hậu tấu” này đã khiến không ít DN phải chịu hệ lụy.
Kinh doanh ngày một nhiều rủi ro, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam lại quên phòng thân ngay từ bước ký hợp đồng. Đến khi lâm sự lại chỉ biết đưa nhau ra tòa.
Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa xây dựng dự thảo quy định các điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu bắt buộc đối với các đài phát thanh, truyền hình các tỉnh, thành phố có nhu cầu phát sóng trực tiếp chương trình trên vệ tinh Vinasat-1.
Có đến 11 mẫu sữa của 4 công ty sản xuất sữa bột đang lưu hành trên thị trường Tp.HCM vừa được Thanh tra Sở Y tế thành phố yêu cầu phải thu hồi và đưa ra hướng xử lý do không đạt tiêu chuẩn về độ đạm và chất béo như công bố.
Các thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng giữa các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường được mỗi quốc gia quy định dưới một góc độ khác nhau, tuy nhiên, các nước đều thống nhất về mối nguy hại mà các hành vi này gây ra cho xã hội.
Trong những ngày vừa qua, lực lượng chức năng liên tục phát hiện và thu giữ một lượng lớn hàng giấu nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu. Theo nhận định của cơ quan quản lý, tình hình này tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Đó là những chủ đề "nóng" trong buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của thường trực HĐND với UBND thành phố Hà Nội về việc giải quyết kiến nghị của các cử tri về những vấn đê bức xúc trên địa bàn thành phố, chiều 6-4. Tại buổi làm việc, các vấn đề thiết thực liên quan đến cuộc sống hàng ngày của dân như đất đai, nhà ở, nước sạch, môi trường được đưa ra chất vấn rất gay gắt.
nh phủ chưa có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đác Lắc) nhưng Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 6 (CPXD-PTNT 6) cùng với Công ty Quản lý và xây dựng giao thông (CTQL-XDGT) Đác Lắc đã ngang nhiên đưa máy móc, xe ủi vào phá rừng để thi công làm đường Quốc lộ 14C…
Từ những bình nhớt thải thu gom, các chủ lò nấu nhớt thải đã "hô biến" thành những sản phẩm “mới” để tiếp tục bán ra thị trường. Và như vậy, không chỉ gây ô nhiễm môi trường trong lúc chưng cất, nhớt kém chất lượng còn tiếp tục gây những tác hại không nhỏ cho người tiêu dùng.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn nở rộ vào các ngày lễ, nhất là khi Mùa Giáng sinh đang đến gần. Làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu lừa đảo này?
Những vụ rửa tiền trong thời gian gần đây cho thấy tội phạm quốc tế đã chú ý nhiều hơn đến Việt Nam, coi đây là "trạm trung chuyển" nhằm mục đích rửa tiền...
Một Thứ trưởng Bộ Tài chính đã nghỉ hưu, chuyển sang làm tổng giám đốc một DN nhà nước, riêng tiền lương đã lên tới 942 triệu đồng/năm. Còn Cty Cổ phần Jetstar (Nhà nước chiếm 70% cổ phần) làm ăn thua lỗ nhưng tổng giám đốc hưởng lương trên 2 tỷ đồng một năm...
Vừa qua, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đã phát hiện Công ty cổ phần Thép Đông Nam Á (ASC) có trụ sở tại KCN Hòa Phú (TP Buôn Mê Thuột, Đác Lắc) đưa ra thị trường sản phẩm thép thanh vằn từ D 10 đến D 14 có nhãn hiệu nổi trên thân thanh thép giống lô-gô của VNSTEEL.
Hỏi: Tôi làm kế toán cho một doanh nghiệp chuyên chế biến thủy sản. Xin cho biết hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định thì bị xử lý như thế nào?
Một chiếc xế hộp bị trẻ con ném vỡ kính. Sau khi bắt chủ nhà phải đền toàn bộ thiệt hại, chủ xe lại yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường. Sau khi điều tra, doanh nghiệp bảo hiểm đã từ chối bồi thường với lý do thiệt hại nằm ngoài điều kiện bồi thường trong hợp đồng.
Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong 6 tháng có quyền yêu cầu khiếu nại, khởi kiện truy cứu trách nhiệm đối với thành viên HĐQT, giám đốc/tổng giám đốc.
Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản (BĐS)