Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phí xếp dỡ: Bất đồng chưa được giải tỏa

Ngành Hải quan tính phí bốc dỡ với giá 79-80 USD/container 20 feet và 120-124 USD/container 40 feet

Hải quan thực hiện cộng phí xếp dỡ hàng tại cảng đến vào trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu. Cách tính này bị các DN cho là không phù hợp, làm gia tăng chi phí hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, ngành Hải quan cho rằng điều này là đúng thông lệ quốc tế.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Phó phòng Nghiệp vụ Cục Hải quan TP HCM việc cộng phí bốc dỡ hàng hóa vào trị giá tính thuế mới phát sinh do các chủ tàu tách phí vận chuyển và phí bốc dỡ.

Ngành Hải quan: phù hợp thực tế

Những năm gần đây, các hãng tàu đã tách khoản chi phí vận chuyển và phí bốc dỡ ra làm 2 khoản phí khác nhau. Các hãng tàu chỉ tính cước vận tải từ nước xuất khẩu về đến nước nhập khẩu và người bán hàng phải trả tiền cước phí. Phí vận chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu về đến nước nhập khẩu bao gồm cước vận tải, cước từ tàu bốc dỡ xuống cảng tính luôn cả chi phí lưu kho lưu bãi. Vì vậy, Bộ Tài chính đã tham khảo Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải. Hai bộ này thống nhất cộng chi phí bốc dỡ hàng vào chi phí trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Những phản hồi của DN về phí bốc dỡ trong thời gian qua đều đã được Bộ Tài chính phản hồi bằng văn bản. DN bắt buộc phải khai chi phí bốc dỡ hàng hóa vào trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Hơn nữa, việc cộng phí xếp dỡ hàng tại cảng đến vào trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu được hải quan các chi cục địa phương thực hiện theo Công văn số 1039/TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành ngày 15/3/2010.

Theo công văn này, phí bốc dỡ container tại cảng đến (khi DN nhập khẩu hàng về cảng) là khoản phí phải cộng khi tính giá trị tính thuế hàng nhập khẩu. Vì vậy, sau ngày 15/3/2010, các DN đều phải thực hiện quy định này.

Tổng cục Hải quan quy định cộng phí bốc dỡ hàng tại cảng đến vào trị giá tính thuế là hợp lý. Hải quan không cộng chi phí bốc dỡ hàng hóa vào trị giá tính thuế, nếu DN chứng minh được phí bốc dỡ đã được người bán trả. Cũng theo ông Toản, hầu như không có DN nào chứng minh được vấn đề này.

DN vẫn than khó

Tuy nhiên, nhiều DN cho rằng, họ nhập khẩu hàng về VN theo điều kiện giao hàng là CNF-FO. Điều này có nghĩa là chủ tàu được miễn phí dỡ hàng tại cảng đến. Và cũng theo thông lệ mua bán quốc tế, với điều kiện CNF, người bán phải chịu các khoản chi phí vận tải và các chi phí liên quan khác, kể cả chi phí bốc dỡ hàng trên tàu...

Ông Toàn lại cho rằng đây là vấn đề kỹ thuật khá rối rắm. Theo phương thức giao hàng CIF và CNF, người bán phải chịu phí vận chuyển bao gồm cả phí nội địa cho đến khi hàng hóa được thông quan ở nước nhập khẩu, người bán hàng mới hết trách nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, người bán hàng ở nước ngoài chỉ trả chi phí vận tải từ nước đi đến nước đến (từ nước ngoài vận chuyển về cảng TP HCM). Còn lại mọi chi phí về kho bãi, bốc dỡ hàng hóa, làm sạch container... người bán không chịu chi phí này, người mua buộc phải chịu. Chính vì lý do này mà quy định của Bộ Tài chính hoàn toàn cơ sở để cộng chi phí bốc dỡ vào vào để tính thuế hàng nhập khẩu.

Hơn nữa theo ông Toàn, Hải quan chỉ cộng mức phí này khi nào DN không xuất trình được hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) về khoản chi phí bốc dỡ với hãng tàu. Nếu chủ hàng xuất trình hóa đơn GTGT, Hải quan sẽ không căn cứ vào mức phí do Hải quan ấn định mà cộng vào. Hải quan vẫn ưu tiên cho DN xuất trình mức phí thực tế.

(Theo Song Chung // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%