Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sửa luật theo hướng dung hòa các nhóm lợi ích

Ông Đặng Đức San. Ảnh: Thanh Thương

Để giải đáp nhiều ý kiến còn khúc mắc về Bộ luật Lao động sửa đổi, Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Đức San, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, nơi trực tiếp soạn thảo bộ luật này.

TBKTSG Online: Trong dự thảo luật sửa đổi lần này, vấn đề người lao động và doanh nghiệp rất quan tâm đó là tranh chấp lao động và đình công. Nhiều ý kiến cho rằng quy trình đình công hiện quá nhiêu khê, không khả thi, phần lớn các cuộc đình công là không hợp pháp. Như vậy trong luật sửa đổi có khắc phục được những điểm này không, thưa ông?

Ông Đặng Đức San: Thực tế thì trong năm 2006 Quốc hội đã có bàn bạc và chỉnh sửa chương đình công, nhưng theo tôi, hiệu quả vẫn chưa cao, chưa khắc phục được những bất cập trong vấn đề đình công của người lao động. Nên trong lần này phải có cái nhìn tổng thể hơn về đình công. Theo tôi, vì đình công là hệ quả của một chuỗi sự kiện nên muốn giải bài toán đình công phải giải quyết được 4 vấn đề:

Một là hợp đồng lao động phải quy định chặt chẽ quyền và nghĩa vụ của 2 bên phải làm khi bắt đầu giao kết cho đến khi thực hiện, trong đó đưa ra tất cả các điều khoản về quyền và lợi ích của người lao động một cách rõ ràng, cụ thể, để tránh xảy ra tranh chấp, và nếu có xảy ra thì cơ quan lao động có cơ sở để xem xét. Những điều này cũng đã được sửa đổi và bổ sung trong chương hợp đồng lao động.

Hai là làm thế nào để khi xảy ra tranh chấp hai bên người sử dụng lao động và lao động phải ngồi lại để đàm phán, thỏa thuận, nêu yêu sách, người lao động có thể đòi hỏi xem bên kia đáp ứng đến đâu, quá trình thực hiện như thế nào, còn hiện nay người lao động hoàn toàn không có trao đổi mà tự ý đình công. Muốn vậy phải sửa chương thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể.

Ba là phải sửa chương công đoàn, công đoàn phải đại diện cho tập thể người lao động, nhưng với những quy định chung trong bộ luật thì không thể bao quát được, cho nên phải sửa từ Luật Công đoàn.

Trong thời gian vừa qua, công đoàn thực sự không phải là của người lao động, thường thì nhân sự của công đoàn là do lãnh đạo doanh nghiệp chỉ đạo xuống, hoạt động mang tính hành chính, vì vậy phải sửa luật để người lao động có thể bầu ra người đại diện cho mình một cách dân chủ, để nếu có đình công thì công đoàn phải là người khởi xướng, lãnh đạo. Đây là điểm mấu chốt của vấn đề. Và hiện tại Luật Công đoàn đang sửa để khắc phục điểm này.

Vấn đề thứ tư là sửa chương giải quyết tranh chấp lao động. Trong chương này, có quy định thêm việc thiết lập bộ máy hỗ trợ, là bên thứ ba, tức là cơ quan hòa giải, trọng tài, để giúp người lao động, hỗ trợ người lao động khi tranh chấp xảy ra.

Một vấn đề cũng đang được tranh cãi là thời giờ làm thêm. Nên thêm hay bớt thời gian làm thêm trong luật mới, thưa ông?

- Trong nhiều cuộc thảo luận gần đây, giới chủ đang đề xuất được tăng giờ làm thêm từ mức 300 giờ như trong dự thảo thành 400- 500 giờ, và lý giải là để tăng doanh số, không mất tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Trong khi đó, phía người lao động thì cho rằng để bảo vệ sức khỏe thì nên giữ nguyên chứ không nên tăng thêm. Còn theo riêng cá nhân tôi thì xu hướng của thế giới là giảm giờ làm, nếu doanh nghiệp muốn tăng năng suất thì phải đầu tư máy móc, cải tiến công nghệ chứ không phải tăng thời gian làm thêm.

Như vậy, ý của cơ quan quản lý lao động và Chính phủ là sẽ giảm giờ làm thêm?

- Không, Chính phủ sẽ phải đứng giữa các nhóm lợi ích khác nhau để xử lý. Vừa rồi, khi lấy ý kiến của giới chủ thì 72% cho rằng nên kéo dài thời gian làm thêm, trong khi đó, 78% ý kiến của người lao động là nên giữ nguyên mốc 300 giờ. Theo ý kiến của ban soạn thảo thì sẽ có sửa đổi theo hướng mở rộng nhưng ở mức độ vừa phải để có thể dung hòa giữa các nhóm lợi ích.

Nhiều ý kiến cho rằng thỏa ước lao động tập thể ngành là không khả thi, vì mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng, không thể gom vào để xây dựng một thỏa ước chung được. Như vậy, vì sao cơ quan soạn thảo luật vẫn đưa thỏa ước tập thể ngành vào dự thảo?

- Đúng là thỏa ước tập thể ngành còn nhiều ý kiến băn khoăn vì tính khả thi của nó, nên dự thảo chỉ đưa ra một số nguyên tắc, để sau đó Chính phủ tiếp tục thí điểm dựa trên những nguyên tắc đó. Điều này cũng tránh tình trạng vừa qua có ngành thí điểm ký thỏa ước tập thể nhưng không có những nguyên tắc pháp lý nên không thực hiện được. Nếu thí điểm lần này được suôn sẻ thì mới tính đến chuyện ký thỏa ước tập thể ngành.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Thanh Thương // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Xe du lịch hay xe tăng?
  • Được “vạ”, “má” vẫn sưng!
  • Liệu có kịp?
  • “Nóng” chuyện đình công
  • Tù mù khô mực “đểu”
  • Phá rừng đặc dụng ở Kim Hỷ và Ba Bể là đặc biệt nghiêm trọng
  • Vụ nhà đài độc quyền, thiệt người hâm mộ: Làm tiền từ kênh miễn phí ?
  • Khu công nghiệp phớt lờ bảo vệ môi trường: Cần xử lý nghiêm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%