Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ truy thu thuế với các liên doanh ôtô : Trách nhiệm và cách xử lý

Những linh kiện đang gặp vướng mắc về thuế chủ yếu được lắp ráp cho các dòng xe thương mại chở người và việc xử lý những vướng mắc này cần sớm dứt điểm để có lợi cho cả nhà quản lý lẫn DN

Qua sự việc này, điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là trách nhiệm của các nhà quản lý, của DN cũng như cách hành xử, cách xử lý của họ - những điều không quá khó. Và qua đó cũng để thấy rằng muốn phát triển được ngành công nghiệp này thì không “gian nan” mới là lạ.

Truy thu hay không ?

Câu chuyện có thể truy thu thuế hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng đối với hàng loạt liên doanh sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước do họ nhập khẩu  linh kiện, phụ tùng không đúng với quy định về độ rời rạc đang làm nhiều người giật mình. Họ giật mình là đúng vì điều đó liên quan đến một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước (được hay không thì chưa biết) cũng như uy tín của hàng loạt tên tuổi lớn trong lĩnh vực này như Toyota, Ford, GM - Deawoo, Honda... Nhưng ngược lại, nhiều người, nhất là những chuyên gia lão làng, những người hiểu rõ ngành công nghiệp cũng như thị trường này thì lại xem đó là chuyện bình thường, không có gì đáng giật mình cả.

Cái không có gì đáng giật mình ở đây, nói như một chuyên gia là với những ngành như ôtô (trước đây là cả xe máy) thì chính sách thuế được xem là quan trọng nhất. Từ trước đến giờ vẫn thế. Đánh giá của nhiều DN cho thấy, hiện nay các vướng mắc về thuế vẫn là vấn đề chung của ngành, của các DN sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, kinh doanh ôtô. Các chính sách này tác động và ảnh hưởng trực tiếp, nếu không muốn nói là chi phối sự hoạt động của DN, của ngành. Và về cơ bản thì các DN vẫn luôn được lợi, trong khi người tiêu dùng vẫn cứ phải mua xe với giá rất cao và ngành công nghiệp ôtô vẫn không phát triển. Cũng nhận định về việc không có gì đáng giật mình, có rất nhiều ý kiến lần lại những vụ công bố truy thu thuế trước đây liên quan đến lĩnh vực xe máy và ôtô, cả sản xuất, lắp ráp lẫn nhập khẩu và cuối cùng thì kết quả là vẫn không có kết quả, vẫn không thấy công bố là thu được bao nhiêu - chưa có công bố và đúc kết nào, xử lý ra sao?... Không hiểu được. Nhưng cũng vì không hiểu được, cũng vì những công bố, những cách hành xử kiểu không có kết quả nên nhiều người cho rằng câu chuyện hiện nay không có gì đáng giật mình cả thì cũng đúng. Ý kiến trên, ngoài những cơ sở liên quan đến các sự vụ, sự việc trước đây, còn có những lập luận mới liên quan đến tiến trình xử lý về câu chuyện truy thu thuế của các DN sản xuất, lắp ráp trong nước nhập khẩu linh kiện, phụ tùng không đáp ứng độ rời rạc hiện nay.  Cái cách mà các bộ quản lý liên quan đang xử lý hiện nay là chưa xử lý. Điều này chưa thuyết phục và nhiều người lại có những lo ngại kết quả sẽ lại giống như những lần trước là không biết đi đến đâu. Nghĩa là có truy thu hay không hiện vẫn là câu hỏi.

Ai cũng khổ

Nói chưa thuyết phục là hợp lý - vì theo nhận xét của một DN thì chúng ta, mà cụ thể là các bộ quản lý liên quan đã có căn cứ rõ ràng để xử lý việc này nhanh nhất và đó chính là các quyết định (như QĐ 05 của Bộ Khoa học và Công nghệ), là thông tư (Thông tư 184 của Bộ Tài chính). Trên thực tế, những QĐ và thông tư này ra đời và đi vào áp dụng đã khá lâu và khá suôn sẽ, không ai phản đối. Điều này có thể được xem là trách nhiệm của các bộ quản lý liên quan đã được làm rất tốt. Vậy thì tại sao lại nảy sinh những vướng mắc và liệu những xử lý liên quan của các bộ, ngành đã hợp lý hay chưa ? tại sao lại khó và chậm đến vậy ? Vấn đề chỉ là nằm ở cách hành xử, cách xử lý do chính họ đưa ra, đã ban hành. Nhiều quan điểm cho rằng, khi đã có quy định thì cứ thế mà áp dụng. Ví dụ liên quan dến QĐ 05 của Bộ Khoa học công nghệ thì cứ thế mà áp dụng, chẳng cần phải xử lý theo kiểu “kiểm tra và tạm chấp nhận hoặc chấp nhận được” như ý kiến của một số quan chức các bộ trong những cuộc họp bàn xử lý vấn đề này gần đây. Với các quy định đã ban hành thì chỉ có đúng hoặc sai và nếu các quyết định, thông tư không phù hợp thì phải sớm họp bàn để sửa đổi chứ không có những khái niệm mang tính nửa vời là “tạm chấp nhận”. Vì những khái niệm, những cách xử lý nửa vời đó sẽ làm khổ chính những người quản lý lẫn chính hoạt động của DN. Nói tóm lại là ai cũng khổ, cũng vất vả vì những sự “bùng nhùng”, giải quyết không dứt điểm đó. Nhà quản lý cũng khổ, vất vả vì phải quan tâm quá lớn về một trong hàng nghìn sự việc xảy ra hàng ngày trong nền kinh tế đang phat triển và cũng gặp không ít khó khăn, sự vụ cần phải giải quyết. DN thì mất uy tín và cứ lo ngay ngáy về việc liệu mình có bị truy thu hay không, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến cả người lao động tại các DN, ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng.

Có ảnh hưởng đến CN ôtô VN ?

Thực tế, từ trước đến nay, khi soạn thảo, lấy ý kiến để ban hành những văn bản, chính sách liên quan đến lĩnh vực ôtô, các ý kiến của các bộ, ngành và các DN, hiệp hội đều có lý lẽ riêng của mình và cũng đều chung chung là “vì sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô VN”. Và thực trạng phát triển đó như thế nào thì ai cũng biết, kém phát triển, là không đạt mục tiêu. Đó còn chưa tính đến sự không thống nhất trong chính các ý kiến, các quyết định của chính mỗi cơ quan quản lý, lúc thì thế này, lúc thì thế khác, thay đổi liên tục, làm cho chính các DN cũng phải chóng mặt và không biết làm như thế nào cho đúng.

Trong trường hợp này cũng vậy. cũng có những quan điểm trái chiều nhau và ai cũng đều có lý lẽ của mình, cũng đều chung chung. là vì sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô (có tác động hay không và đến đâu thì chịu, không thấy nói, không có kết quả). Hiện có lập luận cho rằng, nếu phát hiện 1 linh kiện không đúng quy định 05 của Bộ KHCN thì áp dụng thuế suất nhập khẩu xe nguyên chiếc 83% cho cả bộ linh kiện sẽ đẩy các DN vào con đường nhập khẩu nguyên chiếc, không khuyến khích phát triển nội địa hóa, sản xuất trong nước. Lập luận này dựa trên cơ sở là hiện nay với sự phát triển của công nghệ chế tạo ôtô thế giới, nhiều công nghệ cũng như thiết kế kỹ thuật đã được cải tiến và tích hợp vào các bộ phận, linh kiện nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn, bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải. Mặt khác, nó cũng đã được tích hợp từ chính trong các quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng của các nhà cung ứng linh kiện. Vì vậy việc xem xét lại các quy chiếu về độ rời rạc, về thiết kế của xe ôtô và các tính năng thông dụng là vô cùng cần thiết, nhất là qua 7 năm áp dụng QĐ 05/BKHCN, công nghệ ôtô thế giới đã có nhiều tiến bộ vượt bậc và các hãng ở VN cũng đã mang các sản phẩm ứng dụng đó vào VN.

Ngược lại, lại có những lập luận cho rằng nếu không áp dụng thuế suất cao trong trường hợp trên thì cũng sẽ khuyến khích các DN nhập khẩu, không chú trọng sản xuất, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô VN, nhất là khi chúng ta cần phát triển mạng ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt đối với những sản phẩm mà hiện trong nước đã sản xuất được. Ai cũng có những cái lý của mình, và việc quyết định cái cần làm lại do chính các nhà quản lý.

Quay trở lại việc xử lý vấn đề trên, nhiều ý kiến của cả các chuyên gia, nhà quản lý, lẫn DN cho rằng không quá khó. Họ đưa ra hai phương thức:

Thứ nhất là việc kiểm tra mức độ rời rạc của các linh kiện quá đơn giản, trong tầm tay và có thể đưa ra kết luận ngay lập tức. Cách thức xử lý thì cứ chiếu theo các quy định mà xử lý.

Thứ hai, trong trường hợp kiểm tra cụ thể, các bộ linh kiện như mặt ghế (lưng ghế và đệm ghế đã được lắp với nhau), ống xả (bộ chuyển đổi khí thải và bộ giảm thanh ống xả đã được hàn gắn với đoạn sau ống xả); kính sườn, kính sườn cửa trượt cho xe 16 chỗ (kính sườn cửa trượt, kính sườn ô số 2 đã được lắp ráp hoàn chỉnh với khung và khóa kính) và ghế lái không đáp ứng mức độ rời rạc theo quy định tại Quyết định 05/2005/QĐ-BKHCN. Trong trường hợp này cũng nên xem xét và kiểm tra lại thực tế dựa trên quan điểm đề xuất của DN. từ đó xác định họ có gian lận hay không, đưa ra hướng xử lý phù hợp, kể cả việc phải sửa đổi, bổ sung các quyết định, thông tư. Ví dụ DN cho rằng ống xả do cải tiến công nghệ nên chỉ có hai phần chứ không phải ba. Nếu trong quá trình kiểm tra thực tế ống xả có hai phần thì DN đúng và nếu ống xả có ba phần, có thể tháo lắp được thì rõ ràng DN cố tình gian lận và phải xử lý nghiêm.

Chỉ là một sự việc không quá lớn của lĩnh vực này và cũng đã có những quy định rõ ràng, nhưng cách xử lý của cơ quan quản lý vẫn chưa thể dứt điểm và có lẽ cũng dễ hiểu vì sao ngành công nghiệp này khó phát triển.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Thí điểm Bảo hiểm Nông nghiệp: DN dè dặt - nông dân thờ ơ
  • Sửa luật quản lý thuế : Giải pháp chống chuyển giá
  • Kiên quyết bịt cửa “lách” của DN nhập khẩu ô tô
  • Khó xử vì thuế nhập linh kiện ôtô
  • Đi tìm yếu tố cốt lõi
  • Nhập khẩu bao bì sản phẩm chức năng: một thủ đoạn gian lận tinh vi
  • Quản lý xỉ thép: Lúng túng trong xử lý
  • Thêm nhiều trách nhiệm khi bán hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%