Theo thống kê, hiện có khoảng 16 loại ngành nghề kinh doanh quy định phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, theo các quy định này thì trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền xác định về vốn pháp định lại không rõ. Trong khi thực tế việc xác định vốn pháp định thường được thực hiện bởi ngân hàng trên cơ sở một khoản tiền mà nhà đầu tư gửi tại ngân hàng.
Yêu cầu Giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề trong hồ sơ Đăng ký kinh doanh là không phù hợp |
Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Nghị định hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh hướng dẫn việc chứng minh vốn còn chung chung là “văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền” nhưng cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền, văn bản xác nhận ra sao thì cũng không cụ thể.
Do đó, nhiều nhà đầu tư cho rằng, việc xác nhận vốn pháp định như hiện nay là mang tính hình thức, nhưng lại gây khó khăn cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý cũng không kiểm soát được việc xác nhận có thực chất hay không.
Nghiên cứu "nút" vướng trên trong thủ tục đăng ký lập hộ kinh doanh, Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đang đề xuất với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bãi bỏ yêu cầu vốn pháp định, yêu cầu về chứng chỉ hành nghề trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Yêu cầu Giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề trong hồ sơ Đăng ký kinh doanh là không phù hợp
Cũng nằm trong thủ tục đăng lý lập hộ kinh doanh, theo quy định hiện hành, hiện có khoảng 14 loại ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ. Một số loại ngành nghề yêu cầu giám đốc (hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh) phải có chứng chỉ hành nghề; ngành nghề khác thì chỉ yêu cầu chứng chỉ của người trực tiếp hoặc phụ trách hoạt động đó.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thì yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề của giám đốc và người khác trong hồ sơ Đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Theo nhận định của Tổ công tác, quy định này không phù hợp với thực tế bởi Giám đốc là người quản lý chung, là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, còn đối với hoạt động chuyên môn, doanh nghiệp có thể đi thuê các nhân viên quản lý khác có đủ trình độ để phụ trách và quản lý lĩnh vực kinh doanh tương ứng.
Hơn nữa, trong trường hợp một công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực thì một Giám đốc không thể có nhiều chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, chứng chỉ hành nghề cũng chỉ là một điều kiện kinh doanh. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành khi có đủ điều kiện. Do vậy, không có lý do gì để yêu cầu doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề trong hồ sơ khi thành lập doanh nghiệp hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Chưa kể, theo phân tích của Tổ công tác, việc yêu cầu này chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức vì trên thực tế, khi thành lập doanh nghiệp hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, đa số các chủ sở hữu tiến hành “đi mượn” chứng chỉ để hợp pháp hóa về mặt thủ tục. Ngoài ra, những cá nhân có chứng chỉ hành nghề xét về mặt pháp lý họ chỉ là người lao động của doanh nghiệp nên hợp đồng lao động giữa họ với doanh nghiệp có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào và cơ quan đăng ký kinh doanh không thể kiểm soát được vấn đề này.
Từ những lý do trên, Tổ công tác cho rằng nên để các cơ quan chuyên ngành giám sát, hậu kiểm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh.
Nên quy định rõ bản sao hợp lệ để doanh nghiệp lựa chọn
Ngoài việc đề xuất bãi bỏ yêu cầu vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, Tổ công tác còn đề xuất nên quy định rõ bản sao hợp lệ để doanh nghiệp lựa chọn giữa nộp bản sao có chứng thực hoặc chỉ cần nộp bản photocopy và mang bản gốc đi để đối chiếu (nếu gửi qua bưu điện thì cần chứng thực).
Lý do Tổ công tác đưa ra là quy định “Bản sao hợp lệ” nhưng không giải thích rõ thế nào là “hợp lệ” nên đã xảy ra việc hiểu và yêu cầu thiếu thống nhất, tùy tiện từ phía cán bộ thực thi, còn doanh nghiệp thì lúng túng, mất nhiếu thời gian công chứng, chứng thực… gây tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
Cũng để đơn giản hóa tối đa thủ tục này, nên bãi bỏ yêu cầu cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình ký trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Vì theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình ký trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ là giấy đăng ký cho hộ kinh doanh hoạt động, nên không cần thiết phải có chữ ký của người đại diện.
(Theo Chí Kiên // Tin Chính phủ)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com