Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

36 lao động đi Nga về trước thời hạn: Lao động bị gài bẫy?

Xung quanh vụ 36 lao động đi Nga về nước trước thời hạn, theo ông Đặng Văn Việt - Giám đốc Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài - Tổng Cty Thép Việt Nam, doanh nghiệp bên Nga đã gài bẫy lao động. 

Nhiều lao động tập trung trước trụ sở Trung tâm Hợp tác Lao động với Nước ngoài đòi quyền lợi - Ảnh: Thiện Phúc

Anh Trần Văn Phơ, một lao động cho biết, anh và những người khác được đưa sang Nga làm việc cho Cty APC từ tháng 12/2008 đến 1/2009.

Đến hết tháng 5/2009, họ không hề được nhận lương. Trong khi đó, phía chủ sử dụng lao động luôn tìm mọi cách bắt lỗi người lao động và trừ lương.

Cũng theo anh Phơ, để được sang Nga, số lao động trên đã chi 3.000 USD; trong đó 2.000 USD nộp cho Cty APC. Số tiền lao động đòi bồi thường khoảng 5.500 USD. Tuy nhiên, sau hai tháng về nước, họ vẫn chưa được Trung tâm thanh lý hợp đồng.

Trao đổi với PV Tiền Phong, lãnh đạo Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, cách đây một tháng, Cục đã có công văn yêu cầu Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài (Tổng Cty Thép) đẩy nhanh tiến độ thanh lý hợp đồng với lao động.

Làm việc với PV, ông Đặng Văn Việt - Giám đốc Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài - Tổng Cty Thép Việt Nam cho biết, Trung tâm đã thông báo với người lao động là ngoài tiền thuê nhà ở, ăn uống cho lao động trong thời gian chờ về nước và tiền mua vé máy bay, Trung tâm sẽ hỗ trợ mỗi lao động 500 USD.

Tuy nhiên, lao động không chấp nhận phương án do ông Việt đưa ra và đòi đền bù 4.500USD.

Giải thích việc lao động làm việc hơn sáu tháng không lương, ông Việt cho biết, đó là do đối tác Nga đã phạt lao động vì một số sai sót trong thiết kế tại công trình 5022 do đối tác Nga thi công.

Theo ông Việt, doanh nghiệp bên Nga đã gài bẫy lao động nhưng do người lao động đã ký vào biên bản nên Trung tâm không can thiệp được.

Giải thích về các sai phạm trong hợp đồng (lao động bị chuyền tay qua Cty này sang Cty khác, dù trước đó chỉ ký hợp đồng với Cty APC; thẻ lao động không đúng chức danh và vị trí làm việc; mức lương không đúng như thỏa thuận…), ông Việt không đưa ra được lý do thuyết phục.

Đến chiều 27/8, số lao động trên vẫn tập trung tại trụ sở Trung tâm, chưa ai chấp nhận mức đền bù mà đại diện Tổng Cty Thép Việt Nam đưa ra.

(Theo Thiện Phúc // Tienphong Online)

  • Sụt lở đập ở Mê Linh: Cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm
  • Nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã: Quản lý lỏng, vi phạm tăng
  • Dùng giấy tờ giả lập công ty để mua bán hóa đơn
  • 200 lao động Việt sống trong rừng Nga : Xưởng may đen đè mộng làm giàu
  • 2 tấn ngà voi “quá cảnh” cảng Hải Phòng
  • Dự thảo luật Bảo vệ người tiêu dùng: Dễ đáo tụng đình hơn
  • Vụ điện kế điện tử: Ông Lê Minh Hoàng xin hưởng án treo
  • Cán bộ khu bảo tồn thiên nhiên xẻ thịt bò rừng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%