Hỏi: Tôi có người thân đang bị tạm giam, có người hướng dẫn tôi làm đơn bảo lĩnh cho về nhà. Tôi phân vân không biết bảo lĩnh là như thế nào, thủ tục ra sao?
T.T.N (quận Ô Môn, TP Cần Thơ)
Thắc mắc của bạn được Luật sư Nguyễn Thị Hoàng, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ giải đáp:
- Tại Điều 92, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:
+ Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo có nhân thân, lai lịch rõ ràng, để thay thế biện pháp tạm giam nhằm bảo đảm không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử và đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng.
+ Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì phải có ít nhất hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân, tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hay tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
+ Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc nhận bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
- Khi áp dụng biện pháp bảo lĩnh, cần tiến hành các thủ tục sau đây:
+ Có đơn xin bảo lĩnh cho bị can, bị cáo của cá nhân, tổ chức. Đơn xin bảo lĩnh của cá nhân phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc nhận bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
+ Tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan ghi rõ không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, cản trở điều tra, truy tố, xét xử và có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi vi phạm các cam kết. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hay tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án, các quyền, nghĩa vụ của họ.
+ Trong trường hợp cá nhân, người đứng đầu tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan, thì họ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Bị can, bị cáo có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nghiêm khắc hơn.
(Theo PHƯƠNG DUNG // Cantho Online)
(Theo Cantho Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com