Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Luật sư bào chữa vắng mặt, Tòa có mở phiên tòa xét xử?

Hỏi: Trong vụ án của con tôi về tội trộm cắp tài sản. Khi Tòa mở phiên tòa xét xử thì luật sư mà tôi nhờ vì đường xa không đến kịp, nhưng Tòa vẫn mở phiên tòa xét xử. Xin hỏi sự có mặt của người bào chữa trong phiên tòa như thế nào?

TRẦN THANH NGUYÊN
(quận Ô Môn, TP Cần Thơ)

Thắc mắc của bạn được Luật sư Nguyễn Thị Hoàng, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ, giải đáp:

Căn cứ Điều 190 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa, người bào chữa có thể gởi trước bài bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt không lý do, Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.

Vì thế trong trường hợp của con ông thì Tòa vẫn mở phiên xét xử vì luật sư bào chữa cho con ông vắng mặt không có lý do chính đáng.

Việc tham gia phiên tòa để bào chữa cho bị cáo là nghĩa vụ của người bào chữa. Tại phiên tòa, người bào chữa giúp bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đồng thời, người bào chữa sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Để bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa, người bào chữa có quyền: đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; gặp bị cáo; tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 190 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định: Người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa nhưng không có nghĩa là chỉ được mở phiên tòa khi có mặt của người bào chữa. Do vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà Hội đồng xét xử quyết định vẫn mở hoặc hoãn phiên tòa khi người bào chữa vắng mặt. Theo chúng tôi, nếu người bào chữa: vắng mặt có lý do chính đáng như ốm đau, thiên tai... ; và yêu cầu hoãn phiên tòa, thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

Điều 190 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 cũng quy định: Người bào chữa có thể gửi trước bài bào chữa cho Tòa án. Thông thường người bào chữa gửi trước bài bào chữa cho Tòa án trong trường hợp không có mặt tại phiên tòa và đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Nhưng việc gửi trước bản bào chữa cho Tòa án không có nghĩa là người bào chữa không có quyền xuất hiện tại phiên tòa. Tại phiên tòa, người bào chữa vẫn có quyền thay đổi quan điểm của mình mà không phụ thuộc vào bài bào chữa đã gửi trước cho Tòa án.

Trong trường hợp bị cáo có tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999, hoặc bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.

(Theo Phương Dung/Cần Thơ)

  • Quyền yêu cầu người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự tại tòa án
  • Thuế thu nhập cá nhân của Trưởng văn phòng đại diện không hiện diện tại Việt Nam
  • Quy định mới về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức
  • Bán tạp hóa, sản xuất nước tinh khiết cần làm những thủ tục gì ?
  • Việc làm và bảo hiểm thất nghiệp
  • Việc đổi hàng hóa có phải chịu khấu hao chi phí?
  • Bồi thường trong tố tụng hình sự
  • Hàng thực phẩm đóng gói thực hiện đăng ký kinh doanh và ghi nhãn hàng hóa như thế nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%