Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công ty lỗ liên tục, phải chuyển lỗ như thế nào

 Do khủng hoảng kinh tế, công ty chúng tôi lỗ liên tục, chúng tôi phải chuyển lỗ như thế nào?

Nguyễn Mỹ Châu, Hóc Môn, TPHCM

Bà TRẦN THỊ LỆ NGA, Trưởng phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế TPHCM: Các khoản lỗ phát sinh từ năm 2009 trở đi thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo trong thời gian không quá 5 năm.

Các trường hợp chuyển lỗ từ năm 2008 trở về trước còn trong thời hạn chuyển sang năm 2009 mà doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế, và có ngành không ưu đãi thuế thì doanh nghiệp hạch toán riêng lỗ của từng hoạt động kinh doanh và chuyển lỗ tương ứng đối với thu nhập của từng hoạt động kinh doanh.

Sau khi chuyển lỗ như thế mà vẫn còn lỗ thì được bù trừ số lỗ vào hoạt động kinh doanh còn thu nhập do doanh nghiệp tự lựa chọn. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được số lỗ của từng hoạt động kinh doanh thì phân bổ số lỗ của từng hoạt động theo tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu từng hoạt động so với tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp của năm phát sinh lỗ để chuyển lỗ.

Các hoạt động chuyển lỗ nêu trên không bao gồm chuyển lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Nếu hoạt động chuyển nhượng bất động sản bị lỗ thì khoản lỗ này được chuyển vào thu nhập của hoạt động chuyển nhượng bất động sản của các năm sau (nếu có). Thời gian chuyển lỗ tối đa không quá 5 năm liên tục, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

- Doanh nghiệp chúng tôi muốn lập quỹ dự phòng tiền lương thì được trích bao nhiêu quỹ tiền lương và phải đóng thuế với khoản tiền dự phòng không?

Hoàng Thảo Mi, quận 7, TPHCM

>> Tiết c điểm 2.5 mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26-12-2008, đã quy định mức trích lập lập quỹ dự phòng tiền lương của doanh nghiệp không quá 17% quỹ tiền lương (tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm). Số tiền này là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Việc trích lập dự phòng theo quy định nêu trên phải đảm bảo nguyên tắc số tiền trích lập dự phòng và tổng số tiền lương, tiền công thực tế đã chi trả đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán không vượt quá tổng tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động theo định mức tiền lương đã được duyệt (nếu có).

Đối với phần trích lập dự phòng tiền lương của năm trước nhưng đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm nay, doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết thì doanh nghiệp phải hoàn nhập và ghi giảm chi phí của năm nay.

(Theo SGGP online)

  • Luật sư bào chữa vắng mặt, Tòa có mở phiên tòa xét xử?
  • Quyền yêu cầu người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự tại tòa án
  • Thuế thu nhập cá nhân của Trưởng văn phòng đại diện không hiện diện tại Việt Nam
  • Quy định mới về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức
  • Bán tạp hóa, sản xuất nước tinh khiết cần làm những thủ tục gì ?
  • Việc làm và bảo hiểm thất nghiệp
  • Việc đổi hàng hóa có phải chịu khấu hao chi phí?
  • Bồi thường trong tố tụng hình sự
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%