Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đường đi ven sông do cá nhân tạo lập từ việc khai hoang có được chuyển nhượng?

Hỏi: Gia đình tôi đã sống ở địa phương trên 20 năm nay. Trước khi gia đình tôi về đây sinh sống thì đất đai rất là hoang sơ, nhà cửa thưa thớt. Con đường đi cặp sông trước cửa nhà tôi dài khoảng 500m thuộc quyền sử dụng của ông P.V.L (do ông bà của ông L. khai khẩn đất từ lâu đời). Sau này mới có nhiều nhà dân về đây sinh sống, nên đường đi cặp mé sông trở thành lối đi chung cho tất cả những hộ dân ở đây. Vài năm trước có xáng cạp nạo vét lòng sông, đem đất nâng cấp đường thì ông L. yêu cầu gia đình tôi phải mua phần đường đi trước nhà và bến sông thì mới được sử dụng, do nhà tôi cặp sông nên phải sử dụng bến sông để sinh hoạt, đậu ghe xuồng. Xin hỏi, tôi có được quyền sử dụng đường đi và bến sông như là tài sản công cộng, hay phải mua của ông L. mới được quyền sử dụng?

Trần Thanh Phong (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)

Thắc mắc của bạn được Luật sư Ngô Công Minh, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ, giải đáp:

Bến sông mà dân gian thường gọi là vùng đất ven bờ, đất bãi bồi ven sông thuộc địa phận xã, phường, thị trấn nào do UBND xã, phường, thị trấn đó quản lý; nếu như Nhà nước cho thuê để nuôi trồng thủy sản... mà có đường đi ven bờ sông thì quyền khai thác thuộc quyền của người được Nhà nước cho thuê.

Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01-3-2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa: trường hợp luồng không sát bờ, phạm vi hành lang bảo vệ luồng tối đa không quá 25 mét, tối thiểu không dưới 10 mét kể từ mép luồng trở ra mỗi phía bờ; trường hợp luồng sát bờ, phạm vi hành lang bảo vệ luồng phía sát bờ được tính từ mép bờ tự nhiên trở vào phía bờ tối thiểu không dưới 5 mét; nếu luồng trong khu vực thành phố, thị xã, thị trấn thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng có thể dưới 5 mét do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định.

Vùng đất bãi bồi ven sông thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương. Hơn nữa, phần đất ven bờ là hành lang bảo vệ luồng, là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai bên luồng để lắp đặt biển báo hiệu bảo vệ luồng và đảm bảo an toàn giao thông. Việc người khai hoang vùng đất bến sông mà không có giấy tờ chứng minh việc sử dụng đất, kể cả lối đi mà nhiều người đã sử dụng làm lối đi chung của nhiều hộ gia đình, thì việc chuyển nhượng bến sông, đường đi là loại giao dịch trái pháp luật, không đáp ứng được các tiêu chí mà Luật Đất đai quy định.

 

(Theo PHƯƠNG DUNG thực hiện/CanTho)

  • Điều kiện để ô tô có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam
  • Chế độ được hưởng khi bị tai nạn lao động
  • Đất không có giấy đỏ khi Nhà nước thu hồi có được bồi thường không?
  • Có được khiếu nại bản án phúc thẩm khi phát hiện vi phạm không?
  • Xử phạt hành chính về hoạt động tư vấn dạy nghề
  • Người bị truất quyền thừa kế?
  • Về việc thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất
  • Các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%