Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải đáp chính sách đối với người lao động dôi dư

Ông Nguyễn Trọng Phú (email: phutrongdl@gmail.com) làm việc tại một công ty nhà nước. Khi tiến hành cổ phần hóa, công ty của ông Phú đã áp dụng Nghị định 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 cho một số công nhân nghỉ việc.

Ông Phú muốn biết: Với thời gian bản thân đóng bảo hiểm 33 năm 2 tháng và đủ 50 tuổi, khi Công ty cho ông nghỉ việc thì ông Phú có được hưởng lương hưu mà không phải đi giám định y khoa không?

Trường hợp này được Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn như sau:

Đối tượng người lao động dôi dư được hưởng lương hưu

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 110/2007/NĐ-CP về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước quy định: Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Toà án quyết định mở thủ tục phá sản, nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Cũng theo Nghị định 110/2007/NĐ-CP, đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 6 tháng để hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng bằng tổng mức đóng hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương, tiền công tháng trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí.

Trường hợp ông Nguyễn Trọng Phú, mặc dù đã đóng bảo hiểm 33 năm 2 tháng, nhưng chưa đủ 55 tuổi, nên không thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 110/2007/NĐ-CP nêu trên.

Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

Nếu ông Phú chấm dứt hợp đồng lao động thì được hưởng các chế độ quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 110/2007/N Đ-CP như sau:

- Trợ cấp 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước (công ty 100% vốn nhà nước; cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; nông, lâm trường quốc doanh), không kể thời gian người lao động đã nhận trợ cấp thôi việc, mất việc làm, nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có);

- Được hỗ trợ thêm 1 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước;

- Được hưởng 6 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) để đi tìm việc làm;

- Người lao động có nguyện vọng học nghề thì được đào tạo tối đa 6 tháng tại các cơ sở dạy nghề theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .

Ngoài chế độ được hưởng khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 110/2007/NĐ-CP, ông còn được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội, vì khi nghỉ việc chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Ông Nguyễn Trọng Phú cần lưu ý rằng, để được hưởng chính sách nêu trên, thì ông Phú phải thuộc diện lao động dôi dư, tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Và thời điểm đó phải trước ngày 30/6/2010, vì Nghị định số 110/2007/NĐ-CP chỉ được áp dụng đến hết ngày 30/6/2010.

Trường hợp giám định y khoa để hưởng lương hưu

Nếu muốn được hưởng lương hưu, ông Phú phải đi giám định y khoa, để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

Theo quy định tại Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

- Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

(Theo Tin Chính phủ)

  • Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa
  • Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giải đáp một số vướng mắc về Luật Thuế TNCN
  • Quy định về quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở
  • Đóng bảo hiểm thất nghiệp đến khi có quyết định hưởng lương hưu
  • Quy định về quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở
  • Trường hợp gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân nam
  • Điều kiện đảm nhiệm chức danh giám đốc quản lý dự án
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%