Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress (7): Biến ý tưởng lớn thành hiện thực

 Bạn có ý tưởng lớn như: tiết kiệm tiền, cải thiện hiệu suất, mở rộng dịch vụ, tạo sản phẩm mới, làm vừa lòng khách hàng hơn, sắp xếp những tiến trình cho hợp lý, cải thiện động cơ học tập


Nhưng làm thế nào để trình bày ý tưởng, cho ông chủ biết rằng nó sẽ thành sự?


Hầu hết các nhà quản lý muốn có những ý tưởng của bạn. Nhưng họ luôn bận rộn và luôn cạnh tranh. Vì thế bạn phải biết trình bày ý tưởng của mình một cách nhanh chóng, rõ ràng và có cách khiến họ dễ dàng đi đến quyết định. Làm được như thế bạn được nhiều lợi điểm (tạo được niềm tin vì bắt kịp ý tưởng lớn và có cách thực hiện nó) làm lợi cho cả ông chủ và phúc lợi cho doanh nghiệp.


Trình bày ý tưởng như thế nào?


1. Thật sự biết mình.


Ví dụ, bạn phải trả lời được những câu hỏi sau:


* Tình hình hiện nay như thế nào.Chính xác hơn là tình trạng đòi hỏi phải giải quyết. (Chúng ta tiêu tốn 25.000USD để mua sắm văn phòng phẩm. Mỗi phòng ban đòi hỏi phải cung cấp những đồ dùng hợp với phòng ban mình. Vì thế ta phải mua hàng theo giá cao và còn có nhiều đồ dùng tồn kho).


* Ý tưởng của bạn là gì? Hãy trình bày ngắn gọn và rõ ràng. (Chúng ta nên chọn người cung cấp độc quyền. Thương lượng thật chắc giá cả, mỗi phòng ban dùng phiếu chi trực tiếp).


* Có những lợi ích nào? (Tiết kiệm 15% mức giá, giảm những hàng tồn kho). Một vài công việc kinh doanh đòi hỏi bạn làm bài toán về dự án vốn đầu tư và lợi tức. Hãy trình bày cho phòng tài chính thấy kế hoạch của bạn mang tính khả thi.


* Thế nào là liều lĩnh? Làm cách nào để giảm bớt những rủi ro? (có lẽ người ta sẽ không thích mất những mối cung cấp hợp ý. Hãy quay trở lại vấn đề tiết kiệm của mỗi doanh nghiệp để xét xem.)


* Bạn có thể cung cấp cái gì, bởi ai, khi nào, giá cả ra sao, bằng cách nào? (Sẽ có một đội để trao đổi lẫn nhau về nhu cầu của mỗi người. Sau đó nhất trí với người cung cấp hàng về giá cả và về cách giao hàng trực tuyến mới đưa ra.)


2.
Quyết định xem ai sẽ là người xem xét ý tưởng của bạn. Tốt nhất là người có quyền quyết định, là ông chủ của bạn. Tưởng tượng xem họ có thể nói gì. Đề án mang lại cho họ cái gì?


3.
Thuyết trình bản báo cáo của bạn. Xây dựng các bước chặt chẽ (tốt nhất là tập dợt trước). Đây là vài gợi ý về nội dung:


* Những mục tiêu trình bày của tôi (Tôi muốn trình bày ý tưởng để tiết kiệm được 15% chi phí cho các đồ dùng trong văn phòng của chúng ta - xấp xỉ ba ngàn năm trăm đô).


* Bảo vệ những ý kiến đã nêu. VD: tình trạng hiện tại, y tưởng cải thiện, những nguy cơ, nguồn cung cấp.


* Nhắc lại lời đề nghị của bạn. (Vì thế, tôi đề nghị chúng ta hãy hợp thành một đội và hãy bắt đầu thảo luận).


Bây giờ, hãy trình bày ý tưởng của bạn với người có quyền quyết định hay với người quản lý của bạn. Hãy hăng hái và nhiệt tình. Hãy chuẩn bị trả lời những câu hỏi và những ý kiến phản hồi.


Vậy thì bạn mong đợi lời đáp trả như thế nào? Nó tùy thuộc vào những ưu tiên của doanh nghiệp, việc quản lý, việc cá nhân. Điều quan trọng là cần làm rõ các bước kế tiếp.


Bất kể ý kiến phản hồi như thế nào, hãy luôn có cảm giác yên tâm với những cố gắng của mình. Doanh nghiệp và các tổ chức cần có những ý tưởng để tồn tại. Vì thế hãy tiến hành và nhắm xem những gì có thể thành hiện thực.

(Theo Nhà xuất bản trẻ)

Bài thuộc chuyên đề: Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress

  • Học 3 tháng, lương khởi điểm 4 triệu
  • Điểm tựa trong bão: Người cố vấn
  • Cần mục tiêu rõ ràng khi kinh doanh
  • Khởi nghiệp và duy trì - Câu hỏi cho mọi doanh nhân
  • Năm câu hỏi "tại sao" để bắt đầu doanh nghiệp
  • Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress (8): Giao tiếp hiệu quả
  • Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress (9): Đối phó với ông chủ lạc hậu
  • Cẩm nang khởi sự kinh doanh
  • Phần 2: Tên và cấu trúc công ty
  • Phần 3: Các nhà tư vấn và hỗ trợ tài chính
  • Phần 4: Địa điểm và công nghệ
  • Phần 5: Bảo hiểm và nhân viên
  • Phần 6: Tiếp thị và bán hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com