Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phần 4: Địa điểm và công nghệ

PHẦN 4: ĐỊA ĐIỂM VÀ CÔNG NGHỆ
 
31 - 35: Tìm kiếm địa điểm kinh doanh
 

Quyết định địa điểm là một trong những quyết định quan trọng nhất của bạn trong giai đoạn khởi sự kinh doanh, nhưng đó thường lại là một trong những công việc sau cùng đối với nhiều công ty. Điều mà có thể ảnh hưởng lớn đến mục tiêu doanh số của bạn, bởi hợp đồng thuê địa điểm sẽ là hợp đồng dài hạn và bạn rất khó có thể thay đổi một sớm một chiều. Bạn nên lưu ý đến một số điểm sau đây trước khi quyết định:
 
31. Hiểu rõ thị trường của bạn.

Có chuyên gia đã so sánh hoạt động bán lẻ với thế giới động vật: McDonald là một “con chuột”, bởi nó có thể tồn tại và phát triển ở mọi nơi, cả trong thị trường đông đúc lẫn thị trường thưa thớt khách hàng. Tuy nhiên, các công ty khác chỉ là loài “gấu trúc”, bởi vì họ cần những thị trường cụ thể mới tồn tại được. Hãy nghĩ về môi trường mà hoạt động kinh doanh mới của bạn cần đến. Câu trả lời sẽ giúp bạn tìm ra địa điểm kinh doanh thích hợp nhất cho sự phát triển của công ty.
 
Nếu bạn dự tính khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, ví dụ như dịch vụ kế toán/kiểm toán, bạn có thể sử dụng nhà riêng của bạn để làm địa điểm kinh doanh. Khi đó, bạn đừng cân nhắc các mức chi phí tổng thể khi đưa ra quyết định, cũng như quan tâm tới việc liệu hoạt động kinh doanh tại nhà có thích hợp với sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không. Liệu khách hàng tiềm năng có bị bỏ qua nếu bạn kinh doanh tại nhà? Hay khách hàng có chú ý tới địa điểm kinh doanh của bạn không, khi việc bán hàng được thực hiện chủ yếu qua điện thoại, fax và website? Bạn cần nhớ kỹ rằng có thể có các quy định pháp luật tại địa phương nơi bạn đặt địa điểm kinh doanh, vì vậy hãy kiểm tra kỹ lưỡng trước khi quyết định. Hãy đảm bảo rằng hàng xóm của bạn không cảm thấy phiền hà với việc có đông người qua lại. Ngoài ra, chỗ đỗ xe cũng là điều cần xem xét, hơn nếu bạn đặt điểm kinh doanh ngay tại nhà mình.
 
32. Thu thập một vài dữ liệu.

Những trang web như kiểu Economy.com sẽ cung cấp nhanh chóng các bộ hồ sơ dữ liệu cần thiết về nhiều thị trường địa phương khác nhau. Bộ hồ sơ về thị trường, về khu vực dân cư tại địa phương có thể rất hữu ích trong việc giúp bạn xác định địa điểm kinh doanh thích hợp. Những dữ liệu đó sẽ giúp bạn tìm hiểu các xu hướng thị trường và xác định đâu là nơi mà các khách hàng mục tiêu của bạn thường xuyên mua sắm.
 
33. Suy nghĩ như đối thủ cạnh tranh.

Không phải ngẫu nhiên mà các “đại gia” bán lẻ như Home Goods, Michaels và Target lại cùng mở cửa hàng trên một địa bàn chật hẹp. Thoạt nghe có vẻ như không bình thường khi đặt điểm kinh doanh ngay sát cạnh các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên sự quy tụ này có thể giúp gia tăng các cơ hội kinh doanh và tiết kiệm đáng kể chi phí trong việc tuyển dụng nhân viên cũng như vận chuyển hàng hóa. Việc trở thành một phần của khối liên kết để tạo ra một thị trường rộng lớn sẽ có tác dụng tích cực hơn so với việc bạn nỗ lực thiết lập một thị trường riêng lẻ tại một địa điểm hẻo lánh nào đó.
 
34. Thường xuyên khảo sát thực tế.

Các dữ liệu nhân khẩu học trên giấy tờ chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ trên thực tế chính là việc bạn cần dành nhiều thời gian làm cho địa điểm kinh doanh của bạn trở nên thu hút hơn. Khi ghé thăm một địa điểm kinh doanh tiềm năng, bạn có nhìn nhận ngay rằng đây là một địa điểm mà bản thân bạn cũng thích đến để mua sắm? Một nơi bề ngoài có vẻ chật hẹp, giống như bãi đỗ xe, cũng có thể tác động rất lớn đến việc thu hút đông đảo mọi người đến với cửa hàng của bạn. Ngoài ra, khi lựa chọn địa điểm, bạn nên quan tâm tới các đặc tính kinh doanh của bạn. Nếu đó là mô hình kinh doanh nhanh nhạy, ra ra vào vào - chẳng hạn như cửa hàng giặt là - địa điểm kinh doanh thích hợp nhất vẫn là ở trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc xem liệu địa điểm kinh doanh bạn có thể lắp đặt các cửa ra vào tự động nhằm gia tăng sự thuận tiện cho khách hàng hay không.
 
35. Đặt các câu hỏi.

Bạn hãy ghé thăm các cửa hàng tại nhiều địa điểm khác nhau để xem họ làm việc thế nào. Bạn có thể hỏi xem liệu việc thuê địa điểm tại khu vực này có nên không và doanh số bán ra tại các cửa hàng trong khu vực hiện ở mức độ nào. Đồng thời, bạn nên tự hỏi xem hoạt động kinh doanh của bạn diễn ra vào ban ngày hay ban đêm. Ví dụ, một quán bar có thể không thích hợp đặt tại một trung tâm thương mại may mặc – nơi mà chỉ thu hút phần lớn các khách hàng vào ban ngày. Bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin bổ ích trên mạng Interrnet qua các trang  www.entrepreneur.com/bizstartups   hay  www.geomarketingresearch.com.
 
36 - 43: Trang bị máy móc cho hoạt động kinh doanh của bạn
 
36. Bắt đầu với một hệ thống mạng.


Nhiều công ty ngày nay không biết chắc phải bắt đầu từ đâu trong kế hoạch mua sắm và lắp đặt các thiết bị công nghệ cần thiết cho hoạt động của mình. Hệ thống mạng chính là “xương sống” của công ty bạn, vì vậy hãy bắt đầu từ đây. Bạn cần phải có một hệ điều hành mạng nội bộ trên nền tảng khách hàng/máy chủ và ít nhất một máy chủ lưu trữ hồ sơ hay in ấn để đảm bảo tính an toàn thông tin. Đừng quá lo lắng nếu việc này nghe có vẻ vượt quá khả năng của bạn - hãy xem điều số 42.
 
37. Lắp đặt thiết bị kết nối Internet.

Đừng ứng dụng thiết bị kết nối dial-up. Bạn cần các thiết bị kết nối Internet băng thông rộng để nhân viên có bạn dễ dàng hoàn thành tốt công việc của mình trong hiện tại và tương lai. Bạn có thể quan tâm đến hệ thống DSL, cáp hay các giải pháp Internet tốc độ cao khác như đường T1 cho phép hơn 100 người truy cập cùng lúc.
 
38. Cài đặt phần mềm chống virus.

Đây là một công việc cần thiết. Thay vì cài đặt trên từng máy một, bạn nên sử dụng phần mềm trọn gói cài đặt trên máy chủ. Việc này sẽ thuận lợi cho bạn quản lý về lâu dài.
 
39. Sao lưu.

Đừng bỏ qua công việc này - tất cả các dữ liệu phải được sao lưu. Có ba cách thức sao lưu dữ liệu khác nhau: 1) sao lưu băng, một phương thức dự phòng truyền thống; 2) sao lưu trực tuyến, ngoại tuyến hay thông qua nhà cung cấp thứ ba; 3) cài đặt hệ thống lưu trữ mạng tại văn phòng làm việc. Nếu bạn sử dụng hai trong số ba phương pháp trên, bạn sẽ đảm bảo gần như chắc chắn rằng tất cả các dữ liệu quan trọng đều được lưu trữ cẩn thận và an toàn.
 
40. Đừng trang bị dần dần hệ thống máy tính trong công ty.


Sẽ thật lý tưởng, nếu việc trang bị được thực hiện đồng bộ và cùng thời điểm để tất cả các máy móc đều hoạt động thống nhất. Các hoạt động bảo dưỡng sẽ được giảm thiểu và tổng chi phí mua sắm cũng sẽ giảm đáng kể. Bạn nên liên hệ với các nhà cung cấp lớn như Dell hay Hewlett-Packard và yêu cầu bản hợp đồng dịch vụ bảo hành dài hạn.
 
41. Mua các máy in phù hợp với nhu cầu của bạn.

Các công ty khởi sự nên có máy in hiệu suất cao và khả năng tích hợp mạng là các máy in laser đen trắng. Nếu bạn cần in màu phục vụ các hoạt động kinh doanh, sẽ thích hợp nhất với các máy in laser màu tích hợp mạng. Giá cả cũng là yếu tố quan trọng và máy in màu laser sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể khoản chi phí dành cho những cửa hàng in ấn bên ngoài.
 
42. Biết rõ khi nào cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài.


Nếu bạn không có đội ngũ nhân viên IT giỏi, chắc chắn bạn sẽ phải thuê ai đó bên ngoài đảm nhận công việc lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị công nghệ trong giai đoạn ban đầu. Đây là việc rất quan trọng, bởi vì phần lớn các chủ công ty ngày nay đều không có đủ thời gian và chuyên môn để tự đảm nhiệm công việc này.
 
43. Hoạch định cho tương lai.

Việc tuân theo những lời khuyên trên không chỉ giúp đỡ bạn trong giai đoạn khởi sự kinh doanh, mà còn trong cả giai đoạn phát triển của công ty sau này. Bạn sẽ phải chuẩn bị để bổ sung thêm nhân viên và đảm bảo khả năng tự quản lý hệ thống công nghệ. Bạn đừng tiếc những khoản chi phí phụ thêm. Đừng nhăn nhó khi bạn xem xét các chi phí IT thường niên và không nên cho rằng những chi phí ban đầu này chỉ là chi phí chỉ dành riêng cho các giải pháp IT.

Bài thuộc chuyên đề: Cẩm nang khởi sự doanh nghiệp

  • Học 3 tháng, lương khởi điểm 4 triệu
  • Điểm tựa trong bão: Người cố vấn
  • Cần mục tiêu rõ ràng khi kinh doanh
  • Khởi nghiệp và duy trì - Câu hỏi cho mọi doanh nhân
  • Năm câu hỏi "tại sao" để bắt đầu doanh nghiệp
  • Phần 5: Bảo hiểm và nhân viên
  • Phần 6: Tiếp thị và bán hàng
  • Phần 7: Quản lý tài chính và thuế
  • 100 điều doanh nhân trẻ cần biết
  • PHẦN 1: Mở rộng hoạt động kinh doanh
  • 2. Tìm kiếm các nguồn tài chính bổ sung
  • 3. Bạn có nên mở một địa điểm kinh doanh khác?
  • 4. Nhượng quyền và Cơ hội kinh doanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com