Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiến thức chứng khoán nâng cao (5): Phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu

4) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi, hay phát thưởng bằng cổ phiếu
 
Thực tiễn TTCK Việt nam hiện nay đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp niêm yết muốn thực hiện việc chia cổ tức, chia lãi bằng cổ phiếu. Thực chất đây là đợt phát hành mới và bán cho cổ đông hiện hữu. Quyền “mua” cổ phiếu tiềm ẩn trong hoạt động này và coi như người có quyền dùng luôn tiền thưởng hay cổ tức để mua cổ phiếu mới. Thực chất, hoạt động chia lãi, chia cổ tức và hoạt động phát hành thêm cổ phiếu cùng xẩy ra cùng một lúc.
 
Ví dụ: CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) đã được phép của UBCKNN phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dưới hình thức thưởng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ đồng lên gấp rưỡi, tức là phát hành thêm 1.045.000 cổ phiếu với trị giá 10,450 tỷ đồng. Ngày cuối cùng để cổ đông đăng ký quyền mua cổ phiếu là ngày 15/10/2004 (Thứ 6). Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày Thứ 4 ngày 13/10. Câu hỏi ở đây là, giá tham chiếu của cổ phiếu này tại ngày 13/10 này là bao nhiêu? Giá trị của quyền bằng bao nhiêu? Biết rằng giá cổ phiếu ngày 12/10 của KHA là 25.500đồng.
           
Trong trường hợp này, cùng một lúc có 2 sự kiện xẩy ra: KHA phát thưởng và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Mức thưởng là 5.000đồng /cổ phiếu; Phát hành để tăng thêm 50% vốn và giá tính cho người có quyền (cổ đông hiện hữu) với giá 10.000đồng /cổ phiếu. Chúng ta dùng công thức sau:
 
           PR t-1 + (I x PR )-TTH
 Ptc = -----------------------------                 
           1+  I

Trong đó : Ptc   :  là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng    quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu
           PRt-1 :  là giá chứng khoán phiên trước phiên không hưởng  quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu. (25.500đ)
           I     :  là tỷ lệ vốn tăng: 50%=0,5
           PR    :  là giá cổ phiếu sẽ tính toán  cho người  có  quyền  nhận thưởng bằng tiền (10.000đ)
           TTH   :  Giá trị tiền thưởng  bằng cổ phiếu (5.000 đồng)

Thay số vào ta có:
                                      25.500 + (0.5x 10.000 ) –5.000
    P tc (ngày 13/10) = ------------------------------------------  = 17.000 đồng
                                      1+  0.5

           
Tức là, nếu ngày 13/10 giá cổ phiếu KHA hình thành là 17.000 đồng/cổ phiếu thì được coi là không có biến động giá, không có tác động đến Vn-Index. Việc giảm giá từ 25.500 đồng /cổ phiếu xuống 17.000 đồng/cổ phiếu chỉ là sự biến động về giá trị, chứ không phải là biến động về giá.
 
Giá của quyền ở đây là 17.000đồng - 10.000đồng = 7.000đồng
 
5) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi và đồng thời chia cổ tức bằng cổ phiếu
 
Ví dụ :   Công ty Haphaco đã được phép của UBCKNN chia cổ tức đợt hai bằng cổ phiếu (1.200đ/cổ phiếu), với giá được tính theo mệnh giá là10.000đồng/cổ phiếu, tức là cổ đông có 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 12 cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn với tỷ lệ 2 :1, tức là có hai cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/12/04. Chúng ta hãy tính giá tham chiếu của cổ phiếu này vào ngày 6/12/04 theo công thức :
 
Công thức của chúng ta :

                                PR t-1 + (I x PR )-TTH- Div
Ptc (ngày 6/12)  = --------------------------------   
                                  1+  I

Trong đó : Ptc (ngày 6/12) :  Là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dich không hưởng quyền nhận thưởng và nhận cổ tức bằng cổ phiếu
           PRt-1 :  Là giá chứng khoán trước khi phát hành chứng quyền. 
                       (Giá vào ngày 3/12/2004 là 39.300 đồng)
           I  :  là tỷ lệ vốn tăng: 50%+12%= 62%= 0,62
           PR :    là giá cổ phiếu sẽ bán cho người  có  quyền  hưởng cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu (=10.000 đồng)
           TTH:   giá trị tiền thưởng (=5.000 đồng)
           Div:  là giá trị  cổ tức (= 1.200 đồng)

                              39.300 + (0.62x 10.000 ) –5.000-1.200
P tc ngày 6/12  = -----------------------------------------------------  = 24.259 đồng
                           1+  0.62
   

Trong trường hợp này giá trị quyền nhận cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu là:       
   24.259- 1.0000 = 14.259 đồng.
 
Tuy nhiên, trong thực tế TTGDCK Tp. HCM đã quy định giá tham chiếu của Haphaco ở phiên giao dịch đầu tiên không hưởng quyền (ngày 6/12/04)  là 25.000đ (cao hơn giá trị thực hơn 700 đồng). Lẽ ra phải thông báo giá tham chiếu của Haphaco vào ngày 6/12/04 - Phiên giao dịch 931 là 24.300 đồng thay vì 25.000 đồng.

Đây là thông tin quan trọng đối với người đầu tư để họ có cơ sở để giao dịch cổ phiếu trong những phiên trước ngày 6/12  và  ngay ngày 6/12
 
Việc giảm giá của Haphaco từ 39.300 đồng vào phiên giao dịch 930 xuống 24.300 đồng vào phiên thứ 931 không coi là giảm giá và không tính vào Vn-Index, vì đây là khoản giảm giá trị của cổ phiếu chứ không phải giảm giá.
 
6) Tổng quát hóa
 

Nếu tất cả các yếu tố kể trên cùng xẩy ra một lúc thì ta tính giá tham chiếu ra sao. Ví dụ cùng một lúc có các sự kiện như sau xảy ra :
-         Công ty có phát hành thêm chứng quyền  để tăng vốn
-         Công ty có một phần tiền thưởng bằng tiền mặt.
-         Công ty có chia  một phần cổ tức bằng tiền mặt
-         Công ty có một phần tiền thưởng bằng cổ phiếu.
-         Công ty có chia  một phần cổ tức bằng cổ phiếu.
Đồng thời giá cổ phiếu tính cho chứng quyền, quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu, quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu khác nhau. Câu hỏi đặt ra là  vào ngày giao dịch không hưởng các quyền trên giá tham chiếu của cổ phiếu tính ra sao? Thực tế đây là bài toán tổng hợp của tất cả các bài toán trên. Chúng ta hãy dùng công thức tổng quát sau:

            PR t-1 + (I1 x Pr1 ) + (I2 x Pr2 ) + (I3 x Pr3 ) –TTHcp- Divcp- TTHt -Divt
Ptc  = ----------------------------------------------------------------------------------------------       
            1+  I1 + I2 + I3

Trong đó :

Ptc        : Giá tham chiếu trong ngày không hưởng các quyền trên
I1         : Tỷ lệ vốn tăng theo phát hành quyền mua cổ phiếu
I2         : Tỷ lệ vốn tăng do phát thưởng bằng cổ phiếu
I3         : Tỷ lệ vốn tăng do phát cổ tức  bằng  cổ phiếu
TTHcp      : Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu
Divcp      : Giá trị cổ tức bằng cổ phiếu
TTHt       : Giá trị tiền thưởng bằng tiền
Divt       : Giá trị cổ tức bằng tiền
Pr1        : Giá cổ phiếu bán cho người có quyền mua cổ phiếu
Pr2        : Giá cổ phiếu tính cho người được thưởng bằng cổ phiếu
Pr2        : Giá cổ phiếu tính cho người được nhận cổ tức bằng cổ phiếu
 
Trong thực tế, chúng ta có thể dùng công thức tổng quát này để tính toán cho tất cả các trường hợp. Đối với những nhân tố không xẩy ra ta đánh số 0. Đây là kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng thực tiễn khá cao, mong các nhà đầu tư tham gia góp ý, bàn luận thêm.
 
Việc điều chỉnh giá tham chiếu theo những yếu tố kể trên là những biến động về giá trị cổ phiếu (phải được loại bỏ trong quá trình tính toán Vn-Index), không ảnh hưởng đến chỉ số giá Vn-Index. Trong một số trường hợp, một số người  không hiểu về phương pháp tính Vn-Index nên đã giải thích việc giảm Vn-Index là do ngày phát cổ tức, ngày phát hành thêm cổ phiếu, ngày phát thưởng bằng tiền, bằng cổ phiếu... Đây chỉ là sai lầm trong cách nhận biết và liên quan đến một số kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK.
------------------------------------------------------
[1][1] “ Định giá các công cụ phái sinh và một số gợi ý áp dụng vào thị trường chứng khoán Việt nam “ do  TS. Tôn Tích Quý – UBCKNN làm Chủ nhiệm đề tài. 

( Nguồn: APT Vietnam )

Bài thuộc chuyên đề: Sổ tay chứng khoán: Kiến thức nâng cao

  • 15 cổ phiếu được Warren Buffett chuộng nhất
  • Quản trị công ty niêm yết: Mới dừng ở mức đối phó
  • Đúng nhưng chưa đủ!
  • Chứng khoán đa cấp
  • Chuyện tình “một chỉ vàng” và trò phù phép chứng khoán Penny
  • Kiến thức chứng khoán nâng cao (6): Sử dụng biểu đồ để dự báo giá cổ phiếu
  • Kiến thức chứng khoán nâng cao (7): Lựa chọn cổ phiếu theo nguyên tắc CAN SLIM
  • Kiến thức chứng khoán nâng cao (8):Tiêu chuẩn mitcel trong đánh giá và phân tích
  • Kiến thức chứng khoán nâng cao (9): Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán
  • Kiến thức chứng khoán nâng cao (10): Khi nào nên bán ra cổ phiếu?
  • Kiến thức chứng khoán nâng cao (11): Tìm hiểu kinh nghiệm QT về phát hành tăng vốn và chi trả cổ tức bằng CP
  • Kiến thức chứng khoán nâng cao (12):Thông tin về ngành KD của Công ty
  • Kiến thức chứng khoán nâng cao (13): Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com