Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo in: Hành trình từ "chủ nợ" tới "con nợ"

Sự kiện đại gia trong làng báo chí Tribune đệ đơn xin phá sản vừa rồi là minh chứng hùng hồn nhất cho thấy ngành báo in của Mỹ đang phải đối mặt với sự tê liệt và trì trệ sau thời kỳ chi tiêu “tới bến” vào những thương vụ làm ăn năm 2006 và 2007, để rồi nhanh chóng rơi vào quãng thời gian tồi tệ nhất, cũng là lúc ngành này sắp rơi vào cuộc suy thoái thảm hại.
 

Chicago Tribune phá sản: minh chứng hùng hồn của ngành báo in đang
xuống dốc (nguồn: IHT)

Khi các nhà quảng cáo và độc giả chẳng còn mặn mà và thiết tha lắm với báo in, họ nhanh chóng chuyển thị hiếu của mình sang các trang web trực tuyến trong khoảng thời gian suy thoái của nền kinh tế này. Nhìn chung, các tờ báo vẫn còn duy trì được lợi nhuận, song giới hạn đang giảm đi rất nhanh với bằng chứng hiện hữu là ngành này đã mất 15% doanh số quảng cáo trong năm nay.


Chẳng riêng gì báo chí Mỹ mới rơi vào tình cảnh trái ngang ấy, ngành báo in ở châu Âu cũng đang trượt dài trên vết xe xuống dốc. Nhất là ở Pháp, cường quốc với hai đại gia trong làng báo là Le Figaro và Le Monde. Hai công ty báo in có tiếng của nước này vừa tiến hành cắt giảm không thương tiếc một loạt nhân sự. Trong khi đó, hai tờ báo kinh doanh của Pháp là Les Échos và La Tribune thì vừa được rao bán và những thương vụ đã được hoàn tất.

Vay tiền để mua bán với giá "bốc giời"

Nguyên nhân sâu xa các công ty báo chí Mỹ rơi vào tình cảnh thảm hại tồi tệ nhất là bởi vì các vị này đã quá sa đà trong việc vay mượn tiền để mua lại và thâu tóm các tờ báo khác mà giá cả thường được thổi phồng quá xa so với thực tế. Đỉnh điểm của những cuộc đi vay nằm trong khoảng thời gian năm 2006 và đầu năm 2007.

Tập đoàn Tribune ôm món nợ lớn nhất, lên tới 8,2 tỷ đô để mua lại và vận hành một tổ hợp các công ty như tờ Los Angeles Times, The Chicago Tribune và 23 đài truyền hình. Thương vụ này lớn gần gấp 3 lần món nợ công ty này đang phải gánh chịu.

Báo chí Pháp: Le Figaro đã phải cắt giảm nhân viên
trong khi Les Échos ngậm ngùi “bán mình” để tìm lối
thoát (nguồn: editorsweblog)


Những năm trước đó, nhiều thương vụ mua lại của các công ty khác đã được thực hiện. Điển hình có các cuộc mua bán như McClatchy đã mua lại công ty Knight Ridder với các tờ báo The Miami Herald và tờ The Kasas City Star; tập đoàn MediaNews mua lại gần chục tờ báo khác trong đó có The San Jose Mercury News và The Pioneer Press; nhà đầu tư ở Philadelphia mua lại The Inquirer và tờ The Daily News; v.v… Các công ty nhỏ hơn như GateHouse Media thì mua lại hàng chục tờ báo địa phương nhỏ lẻ khác.

Một nhà phân tích của công ty dịch vụ đầu tư Moody đã nhận định rằng: “Thậm chí ngay cả khi các thương vụ trên chưa được lên giây cót, thì nên công nghiệp báo in vẫn cứ rơi vào một giai đoạn cực kỳ khó khăn.”

Ông này nói: “Dù gì thì sự suy thoái ở ngành báo in cũng sẽ diễn ra. Cách đây 15 năm, hầu hết các tờ báo nói trên đã dính vào những món nợ, dù không lớn lắm. Nhưng những công ty này ngày càng làm cho chúng lớn dần lên, và trong một vài năm trở lại đây, một vài công ty đã đẩy nó đi quá xa.”

Rồi tới lúc phải "bán mình trả nợ"

Hầu hết các tờ báo vẫn thu được lợi nhuận sau khi các khoản lãi suất, thuế, khấu hao và trừ nợ chiếm khoảng 10 đến 20% doanh thu được trừ đi. Khoản lợi nhuận này đã giảm từ 20 đến 30% trong những năm cuối của thập kỷ này song nó có thể coi là chấp nhận được nếu như các công ty không phải oằn vai ra mà trả các khoản nợ trước đây.

McClatchy và MediaNews đã phải trả gồng mình trả món nợ ngoài sức của họ trong khi hai công ty này vẫn phải đàm phán những điều kiện ràng buộc mới với các chủ nợ trong năm nay. Tập đoàn truyền thông Freedom Communications, chủ tờ The Orange County Register gần đây đã nói rằng tập đoàn này có thể sẽ không phải ký kết các điều khoản về yêu cầu trả bằng tiền mặt trong các điều khoản nợ.

 


Xếp hạng tín dụng của hầu hết các công ty báo in được đưa ra bởi các công ty khảo cứu có uy tín đã giảm xuống dưới mức có thể đầu tư được.

Một vài công ty báo in cũng muốn sát nhập với các tờ báo khác trong cùng một khu vực nhưng lại bị ràng buộc bởi những quy định về sở hữu các phương tiện truyền thông.

Nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Miller Tabak cho rằng: “Kể cả việc rao bán mình như nhiều công ty gặp rắc rối đã làm cũng chẳng thể giải quyết nổi vấn đề mà ngành báo in đang phải đối mặt.”

Ông này nói thêm: “Bán tài sản công ty đồng nghĩa với việc họ đang kiếm tìm tiền mặt để trả những khoản nợ. Dù gì những công ty này cũng phải bán với cái giá rẻ mạt bởi người ta có ai mặn mà với việc mua tài sản của một công ty báo in.”

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Đó là tài sản của công ty Gannett, tập đoàn báo in lớn nhất của Mỹ hiện nay.

 

(Theo báo VietNamNet)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Đại gia di động âm mưu “giết” mạng nhỏ
  • Thị trường viễn thông: Hậu giai đoạn phát triển nóng
  • Japan Airline – Vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản
  • Tỷ phú vẫn ưa thích vàng
  • Lợi nhuận ngành viễn thông giảm 21% do cạnh tranh
  • Bloomberg sử dụng "chiêu" giữ nhân viên hay "trói chân" bóc lột?
  • Những cơn sốt đầu cơ nổi tiếng nhất trong lịch sử
  • Giải pháp cho dự án đầu tư kém hiệu quả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com