BMW đã trở thành một trong những thương hiệu ôtô đắt giá nhất thế giới |
Đại hội cổ đông BMW ngày 9-12-1959 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của BMW. Tại đại hội này, nếu không nhờ quyết tâm bảo vệ thương hiệu BMW của một vài cổ đông tận dụng triệt để cơ sở pháp lý để trì hoãn quyết định cuối cùng thì chắc chắn BMW đã bị khai tử. Trong số đó có Herbert Quandt.
Hai anh em Quandt cùng làm việc trong công ty của cha và công ty này là cổ đông của BMW. Herbert Quandt rất ấn tượng về việc cổ đông BMW muốn giữ thương hiệu nhưng lực bất tòng tâm. Ông cho thẩm định riêng loại xe BMW 700 và khi tin tưởng rằng có thể bán được loại xe này, ông hạ quyết tâm cứu BMW. Quandt bỏ tiền riêng ra mua thêm cổ phần đủ để có quyền phủ quyết và tìm kiếm nguồn tài chính cho việc sản xuất hàng loạt xe BMW 700. Năm 1961, loại xe BMW 700 được xuất xưởng. Quandt không cho bán rẻ hơn mà thậm chí còn bắt phải bán với giá cao hơn một chút so với các loại xe hạng trung ở Đức và khai sinh ra cái gọi là “triết lý Premium” rất thông dụng sau này: sang hơn, đẳng cấp hơn một chút nhưng vẫn trong cùng loại thì giá cũng vẫn phải cao hơn. Từ đó, gần như không còn đối thủ cạnh tranh và khó khăn nào cản trở được sự thăng tiến của BMW.
Bước đột phá quyết định tiếp theo của BMW là loại xe mang dáng vẻ và chất lượng thể thao mà cho tới khi đó tất cả các hãng ô tô khác ở Đức, VW ở đẳng cấp bình thường, Ford và Opel ở hạng trung cũng như Mercedes ở hạng sang, bỏ qua. Năm 1968, doanh số của BMW đã đạt được hơn 1 tỷ DM.
Năm tháng qua đi, các hãng chế tạo ô tô ở Đức, kể cả DaimlerBenz, đều không tránh khỏi lên voi xuống chó, nhưng BMW thì không. Trái lại, nó còn đủ khả năng vươn ra thế giới, chinh phục thị trường Mỹ, thâu tóm các thương hiệu khác như Rover hay Roll-Royce, trở thành một trong những thương hiệu đắt giá nhất thế giới. DN
(Theo Ngư Phủ // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com