Khi tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa rồi, nhiều nhà kinh tế học đều nhận thấy các thị trường tự do không phải lúc nào cũng hiệu quả như người ta vẫn nghĩ.
Chúng dường như không thể đánh giá chính xác rủi ro hệ thống: những ảnh hưởng cấp hai, cấp ba của các quyết định từ một số tập đoàn tài chính, mà mỗi ảnh hưởng rõ ràng đều rất hợp lý, nhưng kết hợp lại, chúng có thể làm sụp đổ một hệ thống tài chính phức tạp.
Những ảnh hưởng ấy cũng có thể khiến một số công ty sản xuất - có khả năng thực hiện một cách độc lập các quyết định hợp lý về việc thuê ngoài một số khâu nhất định trong hoạt động của mình - phát huy chính công sản công nghiệp mà họ có: đó là cơ sở hạ tầng cung ứng và những kỹ năng hỗ trợ.
Khoản tiết kiệm ước đoán mà các công ty này kỳ vọng nhận được từ những hoạt động thuê ngoài còn phụ thuộc vào các khoản chi phí mà thường không phản ánh một cách đúng đắn mức độ thiệt hại mà họ đang gây ra.
Một tình huống khác có liên quan là khi giá cả thị trường tự do phản ánh không đúng chi phí thực tế của một giao dịch do các quyết định trở nên không an toàn hay không thể thay đổi. Hầu hết các quyết định mua hay bán một tài sản tài chính (như cổ phiếu, trái phiếu, nghĩa vụ nợ được bảo đảm (CDO), hay hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng) đều được thực hiện với một giả định ngầm rằng người mua/bán có thể được bảo hiểm trước các khoản lỗ từ những quyết định này hoặc hủy bỏ giao dịch (với một mức phạt chấp nhận được) ở một thời điểm sau đó.
Ảnh: doanhnhansaigon.vn
Tuy nhiên, những công ty bảo hiểm, vốn đang phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện mà họ không bao giờ ngờ tới cũng như các khoản thua lỗ tương tự, có thể không có khả năng thanh toán cho các hợp đồng của họ. Và thậm chí những quyết định tài chính hoàn toàn có khả năng đảo ngược trước đó có thể không còn được như thế sau này - đó là khi sự thất bại của một tập đoàn lớn khiến cho thị trường sụp đổ một cách đột ngột mà minh chứng cho điều này là sự thất bại của các CDO và những sản phẩm tài chính khác vào mùa thu năm 2008.
Các quyết định thuê ngoài một phần việc nào đó tại quốc gia khác thay vì tự mình thực hiện cũng tiềm ẩn những điểm yếu tương tự nếu việc làm này hóa ra lại triệt tiêu các kỹ năng và năng lực của mỗi công ty và của toàn ngành vốn đóng vai trò then chốt đối với tính cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Và nhìn chung, việc này cũng có thể làm suy yếu tính cạnh tranh của mạng lưới các nhà cung ứng hỗ trợ (mà thật ra là những người đứng ra bảo đảm cho các công ty thuê ngoài). Và những năng lực này một khi đã mất đi thì rất khó phục hồi do phải mất rất nhiều thời gian để tái kiến thiết và thường chỉ thành công khi các công ty ấy cũng tham gia vào quá trình khôi phục.
Lợi thế cạnh tranh của một công ty xuất phát từ những việc mà nó có thể làm (như thiết kế, sản xuất, phân phối hay tiếp thị) mà đối thủ của nó không thể làm tốt hơn. Khi những năng lực cốt lõi này suy yếu, công ty sẽ dễ bị tổn thương hơn trước những đối thủ mới nổi, những công ty hoàn toàn có khả năng làm chủ những năng lực ấy.
Các công ty sản xuất Mỹ đang lo ngại việc thuê ngoài ngày càng chiếm lĩnh nhiều công đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đã có tác dụng dẫn đường cho cả một đạo quân đối thủ cạnh tranh tiềm năng đang trong tình trạng khát công nghệ để đầu tiên là lĩnh hội và về sau, sẽ qua mặt các công ty Mỹ về năng lực.
Lúc này cũng thế, khi tiết kiệm được chi phí nhờ thuê gia công sản phẩm và dịch vụ của mình, các công ty thường tin rằng lợi nhuận của họ gia tăng. Nhưng thực ra, họ đang bán đi những tài sản trí tuệ của mình để đổi lấy những đồng tiền ấy. Một lần nữa, chính niềm tin ý thức hệ về tính minh bạch và hiệu quả của thị trường tự do đã đưa các công đến bờ vực của thảm họa.
(Theo Hoàng Đăng// Robert H. Hayes//Tuần Việt Nam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com