Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỏ dầu Ghawar đã “làm hư” hãng dầu khí Saudi Aramco

Mới đây, phó giám đốc công ty kinh doanh dầu mỏ Saudi Ararnco, một công ty con của hãng dầu mỏ quốc doanh Ả rập Saudi, ông Saad cho biết, Saudi Aramco đã khai thác được 65 tỷ thùng dầu mỏ từ mỏ dầu lớn nhất thế giới Ghawar.

Thậm chí ông này còn cười đùa cho rằng, Saudi Aramco đã bị mỏ dầu Ghawar “làm cho hư hỏng”. Bởi vì từ năm 1951, Saudi Aramco đã bắt đầu khai thác mỏ dầu Ghawar, lịch sử khai thác mỏ của công ty này dường như đã được gần 60 năm.

Hiện tại, mỗi ngày, lượng khai thác mỏ dầu Ghawar của Saudi Aramco đều vượt quá 5 triệu thùng, tổng sản lượng dầu thô của công ty này mới chỉ là 8 triệu – 8,5 triệu thùng/ngày. Có thể không nói ngoa, ở mức độ rất lớn, Saudi Aramco kiếm sống nhờ vào mỏ dầu Ghawar. Theo ông Saad, mặc dù lịch sử khai thác có từ lâu đời, nhưng tổng số lượng thăm dò đầu tiên của mỏ dầu Ghawar là 100 tỷ thùng, do đó, có thể nói, Ghawar hiện vẫn nằm trong thời kỳ trung niên, sản lượng cao của mỏ dầu này vẫn có thể tiếp tục duy trì trong nhiều năm. Tuy nhiên, những người ủng hộ với quan điểm, sản lượng dầu mỏ toàn cầu đã ở thời kỳ đỉnh cao đều cho rằng, trữ lượng dầu thô thực tế của Ả rập không còn nhiều như số liệu mà họ đã công bố với thế giới bên ngoài, đồng thời các mỏ dầu lớn như Ghawar cũng không còn trữ lượng phong phú như vậy. Vì thế, Saudi Aramco e rằng khó có thể kiếm sống lâu được  nữa.

Để bảo đảm sản lượng cao cho mỏ dầu Ghawar, Saudi Aramco đã “tăng cường bảo vệ mỏ dầu”. Tháng 10 năm ngoái, hoàng tử Salman - Thứ trưởng Bộ dầu mỏ Vương quốc Ả rập Saudi cho biết, Saudi Aramco dự định  trước năm 2013 sẽ thi hành công trình thí điểm bơm dioxide carbon vào Ghawar. Tháng 2/2010, theo quan chức chính phủ Ả rập Saudi, công trình có thể khởi công trước năm 2012, mỗi ngày sẽ bơm 40 triệu feet khối khí carbon dioxide. Mọi người đều biết, việc bơm carbon dioxide có thể giúp duy trì áp lực dưới giếng dầu, từ đó nâng hiệu suất thu thập dầu mỏ, lại vừa có thể đóng góp cho môi trường, có thể nói là một công đôi việc.

Ngoài dioxide carbon, việc bơm khí đốt vào mỏ dầu cũng có thể đạt được mục đích tương tự. Năm 1959, Saudi Aramco đã bắt đầu công trình lợi dụng khí đốt để duy trì áp lực dưới giếng dầu kéo dài 20 năm. Nhưng sau đó, cùng với sự phát triển của công nghệ và ý thức tiết kiệm năng lượng, Saudi Aramco đã nhận thức được rằng, việc bơm khí đốt vào giếng có thể gây lãng phí một lượng lớn năng lượng, nên bèn cho ngừng dự án này.

Từ năm 1964, Saudi Aramco lại bắt đầu bơm  nước thay cho khí đốt vào giếng dầu và cũng đạt được mục đích nâng cao hiệu suất thu thập dầu mỏ. Do đó, có thể nói, mỏ dầu Ghawar đối với Saudi Ghawar là vô cùng quan trọng. Để giữ được sản lượng cao cho mỏ dầu này, Saudi Aramco phải hao tổn tâm sức rất nhiều.

Mặc dù mỏ dầu Ghawar đã giúp Saudi Aramco sống trong những ngày tháng “vô lo vô nghĩ” được gần 60 năm, nhưng cuối cùng thì mỏ dầu này ắt sẽ có một ngày không khai thác được gì. Muốn tiếp tục để công ty phát triển, Saudi Aramco cần phải tìm các mỏ dầu mới.

(Trang tin VN&QT)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Lỗ vì chuyển giá?
  • Mô hình chọn lựa đối tác
  • Một "chiến thắng nhanh chóng" dựa vào tập thể
  • Hummer chính thức bị khai tử
  • Cách nhìn mới khi đầu tư vào giấy
  • Chuyện làm ăn, làm giàu Nuôi gà thả vườn thu bạc tỷ
  • Lời mời tệ hơn mâm cỗ
  • Thị trường truyền hình trả tiền: Chạy đua chất lượng với công nghệ mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com