Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồ hiệu Versace trụ không nổi ở Nhật

 
Mặt tiền một cửa hiệu của Versace tại Tokyo, Nhật Bản.

Hãng thời trang cao cấp Versace của Italy vừa cho biết sẽ ngừng hoạt động tất cả các cửa hiệu của hãng tại thị trường Nhật Bản và rà soát lại toàn bộ chiến lược kinh doanh.

Động thái này của Versace diễn ra trong bối cảnh nhu cầu đồ hiệu tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới suy giảm nghiêm trọng.

Gia nhập thị trường Nhật Bản vào năm 1981, Versace là thương hiệu thời trang cao cấp gần đây nhất quyết định rời bỏ hoặc thu hẹp hoạt động tại nước này. Vào tháng 12 năm ngoái, hãng LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton tuyên bố hủy bỏ kế hoạch mở cửa hiệu mới tại quận thương mại hàng đầu Ginza ở Tokyo.

“Các cửa hiệu của Versace ở Nhật không còn thể hiện được hình ảnh của thương hiệu và việc đóng cửa các cửa hiệu này sẽ thuận lợi hơn cho công ty”, Versace tuyên bố. Hiện tại, Versace có 3 cửa hàng tại Nhật Bản.

Suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng và tiền lương đi xuống khiến người dân Nhật Bản lo lắng cho tương lai. Vì thế, nước này đang chứng kiến xu thế thắt lưng buộc bụng, thay vì mua sắm thỏa thích những món đồ cao cấp như trước đây.

“Tokyo đang đánh mất dần danh tiếng”, ông Noki Iizuka, chuyên gia kinh tế cao cấp của công ty Mizuho Securities, nhận xét. Theo chuyên gia này, các hãng sản xuất hàng hóa cao cấp thời gian này đang chú trọng nhiều hơn tới tầm quan trọng gia tăng của các thị trường Singapore và Hồng Kông, thay vì Tokyo.

Thống kê cho thấy, trong năm 2008, doanh thu thị trường thời trang đồ hiệu nhập khẩu của Nhật Bản đã giảm 10% so với năm 2007, còn 1.060 tỷ Yên (tương đương 11,9 tỷ USD). Viện Nghiên cứu Yano có trụ sở ở Tokyo dự báo, mức doanh thu trên còn có thể giảm xuống mức 992,7 tỷ Yên trong năm nay, so với mức 1.900 tỷ Yên vào năm 1996.

Năm 2008, doanh số của Versace tại Nhật Bản là 1,6 tỷ Yên, so với mức 4,1 tỷ Yên cách đó 4 năm.

Trước khi ra quyết định đóng cửa các cửa hàng tại Nhật, Giám đốc điều hành mới nhậm chức hồi tháng 7 của Versace là Gian Giacomo Ferraris đã bán lại những bộ phận làm ăn không có lãi và giành quyền kiểm soát trong lĩnh vực phân phối tại thị trường Nhật nhằm mục đích cạnh tranh mạnh hơn với các đối thủ Gucci và Giorgio Armani.

(Theo Mai Phương // VnEconomy // Bloomberg)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Thương mại điện tử kích thích tiêu dùng ở Trung Quốc
  • Mua lại FriendFeed, Facebook được lợi gì?
  • Môi giới tàu biển: Không dành cho kẻ tay ngang
  • Khủng hoảng làm thế giới bớt… giàu
  • Điện thoại của Chúa
  • Tận dụng nguồn lực bên ngoài
  • Hậu kích cầu ôtô: Thị trường xe Mỹ lao dốc
  • Kinh doanh bất cần khách trung thành
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com