Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh số netbook sẽ tăng gấp đôi trong năm nay

Theo báo cáo của công ty phân tích thị trường DisplaySearch, 33 triệu netbook sẽ được tiêu thụ tính đến cuối năm nay, cùng lúc, thị trường notebook truyền thống sẽ “phẳng lì” lần đầu tiên trong lịch sử.

Notebook là những máy tính xách tay nhỏ được thiết kế cho truyền thông và truy cập Internet không dây, còn netbook là loại máy tính siêu di động có giá thấp và được thu nhỏ với mục đích chính là sử dụng Internet và thực hiện một số chức năng cơ bản như xử lý văn bản.

Số liệu từ bản báo cáo của công ty nghiên cứu cho thấy netbook đã chiếm 20% tổng thị phần notebook ở thời điểm hiện tại. Theo đánh giá của giới phân tích, đã có một sự chuyển dịch trong xu hướng sử dụng những chiếc mini-notebook này. Nếu như trước kia chúng được chỉ được coi như những thiết bị thay thế notebook thì hiện nay người dùng đã chuyển sang sử dụng chúng như một chiếc notebook thứ 2 song song với các notebook truyền thống khác.

Netbook chiếm 26% thị phần notebook tại Nam Mỹ và 22% tại EMEA (bao gồm Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi). Các khu vực có mật độ sử dụng netbook ít hơn là Châu Á Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Trung Quốc.

Netbook giá rẻ xem ra rất hợp thời và được ưa chuộng tại các thị trường đang lên như Nam Mỹ và EMEA. Cụ thể là trong năm 2008, 45% tổng số netbook đã được tiêu thụ tại thị trường EMEA. Theo dự báo, con số này sẽ giảm xuống còn 40% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, đây vẫn là một con số khả quan và vượt xa so với doanh số notebook tại thị trường các khu vực này.

Trong những quý gần đây, các nhà mạng tại nhiều khu vực trên thế giới đã thực hiện các chính sách trợ giá các loại netbook nhằm đẩy mạnh sức tiêu thụ cho dòng mini-notebook này. Tại thị trường Bắc Mỹ, 3 nhà mạng lớn nhất khu vực là AT&T, Sprint và Verizon cũng đang ra sức quảng bá các loại netbook do họ phân phối. Có thể thấy các nhà mạng đang muốn tìm kiếm một nguồn thu ổn định bổ sung đề phòng trường hợp một ngày nào đó "cơn sốt" smartphone nguội dần.

Sự thâm nhập quá mạnh mẽ của các dòng netbook trên thị trường chính là một trong những tác nhân chính dẫn đến tình trạng “phẳng lì” của thị trường notebook so với cùng kì năm trước. Nhân tố tiếp theo mang về kết quả ảm đạm cho phân khúc notebook là sự giảm đáng kể trong nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp. Tình trạng suy thoái trong suốt mấy tháng qua của nền kinh tế đã khiến cho hầu hết các công ty thu mình và không dám đầu tư mạnh tay, nhất là đối với các mặt hàng đắt đỏ trong lĩnh vực công nghệ.

Sự ra đời của Windows 7 trong tháng 10 tới cùng với sự phục hồi từng bước của nền kinh tế tất yếu sẽ kéo theo sự hồi phục của thị trường notebook. Tuy nhiên, nếu có chuyển biến gì thì phải đến năm 2010 nó mới xảy ra, theo dự báo của DisplaySearch. Trong thời gian trước mắt, “netbook được kỳ vọng sẽ tiếp tục chiếm thị phần đáng kể trên thị trường,” John Jacobs, tác giả bản báo cáo tuyên bố.

Tuy nhiên, kích cỡ màn hình của các dòng máy netbook chưa đủ “chuẩn” khi chỉ xê dịch từ 7,0 inch cho tới 10,1 inch, trong khi những notebook phổ thông có kích thước từ 11,6 inch trở lên, thêm vào đó rõ rằng người dùng vừa muốn mua một sản phẩm nhỏ nhẹ tiện mang lại, vừa muốn sở hữu một màn hình kích cỡ đủ lớn, do vậy, “netbook giờ đây hầu như đã được sử dụng như một chiếc PC thứ 2 chứ không còn là một thiết bị để thay thế notebook như trước nữa,” Jacobs khẳng định.

Itcenter

(Internet)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Giá DRAM tăng do thiếu DDR3
  • Gartner: Thị trường chip toàn cầu sẽ giảm 24%
  • Dịch vụ tư vấn: Trăm hoa đua nở
  • Thị trường ĐTDĐ phục hồi sau 3 quý 'liểng xiểng'
  • Thị trường video game tiếp tục rơi tự do trong tháng 7
  • “Nửa mặt trời vàng”, sứ mệnh của một tác phẩm kinh điển
  • Mariah Carey lại sản xuất nước hoa
  • Thưởng dập xe cũ ở Mỹ: Xe nhỏ thắng lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com