Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hốt bạc từ nghề nuôi côn trùng

Không chỉ những hộ nông dân đơn lẻ, vài năm gần đây ở các huyện quận như Củ Chi, Thủ Đức, Hóc Môn, quận 2, 9… (TPHCM) đã hình thành  những trang trại chuyên nuôi côn trùng (dế, nhện, bò cạp, trùn) như Thanh Tùng (Củ Chi), Huỳnh Như (Hóc Môn), Tấn Tài (Thủ Đức)... Những nơi này, không chỉ buôn bán con giống mà còn chế biến các món ăn từ côn trùng, thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Đây là những món ăn dân dã, được chế biến cầu kỳ, hấp dẫn, có nơi còn vô hộp để thực khách mang về. Giá cả từ 1.000 – 2.000 đồng/con dế hoặc từ 5.000 - 10.000 đồng/con bò cạp đã chế biến. Hiện nay nhu cầu sử dụng thức ăn làm từ côn trùng lan ra các tỉnh, kể cả miền Bắc. Ngoài nguồn côn trùng có sẵn tại chỗ, họ còn mua thêm từ các nơi. Tất nhiên chất lượng sản phẩm kiểu này không bằng sản phẩm tươi tại chỗ, nhưng do nhu cầu lớn nên các sản phẩm trên vẫn đến tận các nhà hàng, hiệu ăn ở các tỉnh.

Bò cạp đã được chế biến

Việc nuôi côn trùng làm thức ăn của “những nông dân ưa làm cái mới” bắt nguồn từ suy nghĩ đó là món ăn đơn giản thường ngày ở nông thôn, khi có khách đến. Và khi thấy khách khen ngon bà con nông dân đã tự nghĩ “sao mình không nuôi để chế biến thức ăn và đưa vào kinh doanh?”. Chính từ suy nghĩ này mà họ đã tạo ra việc làm mới, thu nhập cao bất ngờ cho những nông dân.

Khởi sự cho việc nuôi côn trùng làm thức ăn để kinh doanh ở TP có lẽ là anh thanh niên nông dân Lê Thanh Tùng (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi). Con nhà nghèo, Tùng thường tha thẩn ra đồng bắt dế đá để nướng ăn chơi. Thấy ăn ngon miệng nên Tùng suy nghĩ tìm cách nuôi thử dế để chế biến món ăn xem ra sao? Bạn bè khi được Tùng mời ăn thử đã khen ngon nên Tùng tổ chức nuôi nhiều hơn nữa và tổ chức kinh doanh mặt hàng dế chế biến. Không có tài liệu, không được tập huấn hướng dẫn nhưng sau nhiều lần trầy trật anh cũng rút ra được những kinh nghiệm.

Hiện nay cơ ngơi nuôi dế của anh khá sung túc. Tổng đàn dế anh nuôi theo kiểu công nghiệp đã lên tới 500.000 con. Sản phẩm kinh doanh hiện là dế giống, cung cấp dế thịt cho các nhà hàng, chế biến thành thức ăn bán ngay tại trang trại của mình. Thu nhập bình quân hàng tháng cả chục triệu đồng. “Bài vở” hơn là anh Nguyễn Tấn Tài (quận Thủ Đức). Là kỹ sư nên anh đã cùng với cán bộ bộ môn côn trùng học Trường Đại học Nông Lâm TP hướng dẫn cho bà con muốn nuôi dế giống, dế đẻ, dế thịt theo quy trình nuôi công nghiệp.

Nuôi dế

Theo anh, nuôi dế không khó. Người nuôi chỉ cần vài trăm ngàn đồng là có thể nuôi vài chục cặp dế giống. Dế dễ sinh sản, đẻ nhiều, tỷ lệ trứng nở cao và nhanh cho thu hoạch. Khi hút hàng thì có thể bán 250.000-300.000 đồng/kg dế thịt. Trường hợp anh Nguyễn Trọng Suôn (phường Long Bình, quận 9), với hai bàn tay trắng vào Nam lập nghiệp, nghèo nhưng có chí làm ăn. Bằng nghề nuôi dế và nuôi bò cạp mà gia đình anh mỗi năm kiếm được vài trăm triệu đồng.

Theo anh thì khi nuôi cần chú ý kỹ khâu thức ăn (không dùng thức ăn hôi thiu), vệ sinh chuồng trại cho tốt là có thể thành công. Anh Nguyễn Quang Huy (phường Tam Bình, Thủ Đức), còn được gọi là “vua bò cạp”. Chủ trang trại bò cạp Quang Huy đã bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu việc nuôi bò cạp và mày mò làm ra sản phẩm bán cho các nhà hàng, siêu thị, quán nhậu, tiệm thuốc, cũng như bán giống bò cạp… Có thể nói, dế và bò cạp là 2 loại côn trùng được nuôi phổ biến trong các hộ nông dân hiện nay, bởi chúng được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như: chiên giòn tẩm bơ, lăn bột, xào xả ớt, nướng nước mắm, kho tiêu, gỏi trộn xoài… rất hấp dẫn.

Việc tổ chức nuôi côn trùng để làm thức ăn ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ so với Campuchia, Thái Lan... Thị trường các món ăn chế biến từ côn trùng là có nhưng chưa phải là nhiều, chưa trở thành món ăn đại chúng, vì thế người nuôi cần những bước đi cẩn trọng, nhất là khâu tiếp thị. Người muốn nuôi cũng nên tìm hiểu kỹ thuật nuôi, vệ sinh phòng dịch. Theo chị Nguyễn Thị Hiệp (Chủ tịch Hội Nông dân quận 9), hiện nay việc nuôi côn trùng (dế, bò cạp) làm thức ăn được người tiêu dùng quan tâm nhưng vẫn chưa được nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể. Chị khuyên bà con nông dân không thể làm kiểu phong trào bởi đầu ra còn khá hạn chế, khó tìm mối lái tiêu thụ nếu không giỏi kinh doanh…

(Theo ĐẶNG VĂN THÀNH // SGGP online)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Bị phạt 2,3 tỷ USD vì quảng cáo phóng đại
  • Nokia bắt tay Microsoft
  • Sống chung với đôla hóa
  • Chùa Thiếu Lâm...làm kinh tế
  • Điện thoại cố định không dây về nông thôn - “Cuộc chiến” giữa các “ông lớn”
  • Độc chiêu bán nhà thời khủng hoảng
  • Giành giật thị phần xe hơi ở Mỹ: Phải cần đến súng!
  • Máy siêu tốc LHC - "hố đen" siêu thất vọng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com